Những người bị rối loạn tâm thần có thể mất hơn 10 năm làm việc

GD&TĐ - Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã xem xét dữ liệu của những người tham gia từ 18 - 65 tuổi trong thời gian 22 năm.

Những người mắc bệnh tâm thần phân liệt mất trung bình 24 năm làm việc sau khi được chẩn đoán.
Những người mắc bệnh tâm thần phân liệt mất trung bình 24 năm làm việc sau khi được chẩn đoán.

Từ đó, làm sáng tỏ một số hậu quả mà những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần phải đối mặt.

Nghiên cứu đã theo dõi tổng cộng 5.163.321 người ở Đan Mạch. 488.775 người trong số này được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần. Các nhà nghiên cứu phát hiện, tất cả các rối loạn tâm thần được chẩn đoán đều có liên quan đến tình trạng mất việc.

Phó Giáo sư Oleguer Plana-Ripoll - Khoa Dịch tễ học, Trường Đại học Aarhus cho biết, không có gì mới khi những người bị rối loạn tâm thần có nguy cơ thất nghiệp hoặc nhận trợ cấp tàn tật cao hơn. Song, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính về thời gian họ bị mất.

“Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần trải qua nhiều thời gian nằm ngoài lực lượng lao động. Tuy nhiên, mức độ đó khiến chúng tôi ngạc nhiên. Việc mất trung bình 10,5 năm trong cuộc đời làm việc là rất nhiều”, ông Plana-Ripoll nói.

Những phát hiện này cho thấy tác động đáng kể của chứng rối loạn tâm thần đối với cuộc sống người bệnh. Ông Plana-Ripoll nhận định, nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần không thể làm việc hoặc học tập nhiều hơn so với dân số trung bình của Đan Mạch. Do đó, điều quan trọng là đầu tư vào các chương trình hỗ trợ những người bị rối loạn tâm thần trong việc trở lại lực lượng lao động.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét tổng số năm làm việc bị mất ở các tình nguyện viên. Con số trung bình là 10,5 năm. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng, một số chẩn đoán ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc học tập của bệnh nhân nhiều hơn những loại khác.

Nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh tâm thần phân liệt mất trung bình 24 năm làm việc sau khi được chẩn đoán. Trong khi những người được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm hoặc tái phát mất khoảng 10 năm làm việc.

“Các trường hợp được chẩn đoán trầm cảm và lo lắng mà chúng tôi có trong bộ dữ liệu này là những người rất cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm thần. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khác được bác sĩ riêng điều trị hoặc có thể không được điều trị gì cả. Mức thời gian làm việc trung bình bị mất ở những cá nhân này có thể thấp hơn”, ông Plana-Ripoll giải thích.

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.