Những món quà thiết thực gửi đến Trường Sa

GD&TĐ - Từ ngày 14 - 16/12, mặc dù thời tiết Nam Trung bộ không thuận lợi, mưa lũ trong nhiều ngày khiến cho giao thông đi lại khó khăn, nhưng những chuyến hàng đầu tiên của các địa phương, đơn vị trên cả nước vẫn kịp thời đến với huyện đảo Trường Sa.

Những món quà thiết thực gửi đến Trường Sa

Chuyến hàng đầu tiên với hơn 2.000 chú vịt biển 4 ngày tuổi của Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Viện Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT được vận chuyển bằng đường hàng không đã đến đơn vị tiếp nhận, chăm sóc an toàn vào ngày 14/12. Trung tâm còn gửi 2 tấn thức ăn chăn nuôi, 12. 000 liều vaccine và thuốc kháng sinh với giá trị hàng hóa 118 triệu đồng.

Tiếp đó, ngày 16/12, UBND huyện Trường Sa đã tiếp nhận các chuyến hàng của các địa phương, đơn vị. Vượt qua hơn 600 km, chuyến xe 15 tấn từ tỉnh Đồng Tháp chở cây xanh và hoa đã có mặt từ rất sớm: hơn 150 cây sứ trắng, 50 cây sanh, 500 cây hoa giấy, hoàng yến, hơn 100 bao phân bó, xơ dừa, 100 chậu composic. Cũng trong dịp này, Công ty Tân Lộc Phát và Công ty An Phú Nông, TP Hồ Chí Minh gửi tặng hơn 100kg hạt giống các loại như rau cải, rau muống, bầu, bí, khổ qua… trị giá hơn 50 triệu đồng.

Công ty CP Chứng nhận và giám định Vinacert, Hà Nội tặng đảo Nam Yết 1 máy làm đậu phụ và bóng chuyền, bóng đá, lưới trị giá hơn 12 triệu đồng. Phân viện Thú y Miền Trung tặng hoa và cây các loại trị giá 10 triệu đồng gửi đảo Sơn Ca để xây dựng công viên mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phát biểu trong Lễ tiếp nhận, đồng chí Phan Trần Hậu - Phó Chánh Văn phòng Thành ủy Sa Đéc - xúc động bày tỏ tình cảm của chính quyền và nhân dân Đồng Tháp luôn hướng về Trường Sa, mảnh đất thân yêu nơi đầu sóng.

Đại tá Phan Ngọc Quang - Phó  Chính ủy, Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc huyện Trường Sa - thay mặt cho quân và dân Trường Sa cảm ơn tấm lòng của đồng bào cả nước. Ông Quang nói: “Những giống cây, vật nuôi lần này rất thiết thực với đời sống của quân và dân trên các đảo; ngoài việc cải thiện bữa ăn của bộ đội còn giúp nâng cao đời sống tinh thần, giữ vững bản lĩnh, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

Trong buổi tiếp nhận hàng lần này phải kể đến những con người nhiều năm thầm lặng đồng hành, tiếp sức cho Trường Sa. Thạc sĩ Trương Công Thôi - Phân viện Thú y Miền Trung - “bác sĩ thú y cho bộ đội Trường Sa” - lần này cũng có mặt để cùng Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên kiểm tra và gửi vaccine đến một số đảo. Thời gian qua, Phân viện đã kết nối với một số đảo để thường xuyên liên lạc hướng dẫn bộ đội cách phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, và sẽ tiếp tục kết nối với tất cả các đảo trong thời gian đến để hỗ trợ vaccine và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi.

Màu xanh và sức sống của vật nuôi trên đảo có vị trí quan trọng để đảm bảo môi trường và đời sống vật chất tinh thần của quân và dân. Tuy nhiên, không phải loại cây, con nào cũng có thể sống và phát triển trên đảo. Qua nhiều năm theo dõi quá trình đưa ra nuôi, trồng thử nghiệm rất khó khăn, vất vả, đến nay một số loài như vịt biển, một số loại cây, hoa đã có thể phát triển rộng tại các đảo.

Nhiều hàng hóa và cây, con lần này của các đơn vị địa phương sẽ được đưa xuống tàu, cùng với hàng tết, theo bước chân của những người lính hành trình vượt biển đến với các đảo trước khi năm mới bắt đầu, những món quà xuân đầy ý nghĩa. Và, cũng như lời hứa để Trường Sa gần với đất liền hơn…

Những món quà thiết thực gửi đến Trường Sa ảnh 1Những món quà thiết thực gửi đến Trường Sa ảnh 2Những món quà thiết thực gửi đến Trường Sa ảnh 3Những món quà thiết thực gửi đến Trường Sa ảnh 4Những món quà thiết thực gửi đến Trường Sa ảnh 5

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.