Những mẹo chăm sóc trẻ để "mùa đông không ốm"

GD&TĐ - Từ chiều tối 14/12, nhiệt độ miền Bắc giảm sâu, trời chuyển mưa rét trên diện rộng, để phòng bệnh hiệu quả cho con "mùa đông không ốm" bố mẹ cần chú ý những mẹo dưới đây.

Những mẹo chăm sóc trẻ để "mùa đông không ốm"

Viêm đường hô hấp do nhiễm lạnh

Theo các bác sĩ, thời tiết lạnh nếu không chú ý chăm sóc trẻ đúng cách sẽ khiến trẻ em bị viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh, sốt cao và tiêu chảy dẫn tới phải nhập viện. Phần lớn số bệnh nhi bị viêm đường hô hấp, sốt cao và có biến chứng viêm phổi.

Dù viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ có thể xảy ra quanh năm nhưng thời gian bị nhiều nhất và cũng hay gặp nhất chính là vào mùa đông do thời tiết lạnh gây ra.

Trong thời tiết này, sức đề kháng của trẻ cũng bị giảm sút đi tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn cúm có cơ hôi xâm nhập mũi họng và đi xuống phổi gây ra bệnh viêm phổi.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi trời lạnh, các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời. Trường hợp, nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần hết sức chú ý, cho mặc ấm, tránh gió thổi trực tiếp vào người.

Cần mặc ấm cho trẻ khi ra ngoài tuy nhiên, chú ý không mặc quá ấm để tránh trẻ bị ra mồ hôi dễ thấm ngược vào cơ thể gây viêm đường hô hấp do nhiễm lạnh.
Cần mặc ấm cho trẻ khi ra ngoài tuy nhiên, chú ý không mặc quá ấm để tránh trẻ bị ra mồ hôi dễ thấm ngược vào cơ thể gây viêm đường hô hấp do nhiễm lạnh.

Các bác sĩ đồng thời cũng khuyến cáo, một sai lầm rất phổ biến của nhiều bố mẹ là cần lưu ý không nên giữ ấm quá mức khiến trẻ bị nóng bức, toát mồ hôi phía lưng, ngực hoặc khi trẻ hiếu động chơi đùa toát mồ hôi, cần kịp thời lau mồ hôi bởi nếu không kịp lau khô, nước dễ thấm ngược vào cơ thể gây viêm đường hô hấp do nhiễm lạnh.

Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra và có đến hơn 200 loại virus có thể gây ra tình trạng này, một trong những loại virus phổ biến nhất là Rhinovirus.

Cảm lạnh có thể tự khỏi khi bé có một thể trạng khỏe mạnh bởi cảm lạnh do các loại virus gây ra nên không thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

Các chuyên gia y tế cho biết, virus cảm lạnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua vật trung gian, virus này có thể sống trên vật trung gian khoảng vài tiếng. Do đó, để phòng ngừa cảm lạnh trong mùa đông, các bậc phụ huynh cần phải hạn chế để trẻ sờ vào các vật dụng mà nhiều người có thể chạm vào như tay nắm cửa, lan can cầu thang, điều khiển, hoặc các đồ vật ở khu vực công cộng…

Một trong những cách hiệu quả để phòng nhiều bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, trong đó có bệnh cảm lạnh được các chuyên gia y tế khuyên các bậc phụ huynh cần lưu ý giúp con đó là rèn cho trẻ có thói quen thường xuyên rửa tay sát khuẩn.

Bố mẹ có thể phòng tránh cảm lạnh cho bé bằng cách rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể bị nhiễm từ việc chạm vào các đồ vật được sử dụng chung với những người xung quanh.
Bố mẹ có thể phòng tránh cảm lạnh cho bé bằng cách rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể bị nhiễm từ việc chạm vào các đồ vật được sử dụng chung với những người xung quanh.

Để rèn thành thói quen, bố mẹ nên dạy cho con cách giữ vệ sinh trước mỗi bữa ăn bằng cách rửa tay bằng xà phòng, và phải rửa tay đúng cách mới có thể mang lại tác dụng diệt khuẩn tốt và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Môi trường sống cũng cần đảm bảo, phải giữ cho nhà cửa và đồ gia dụng như ly, tách và khăn sạch sẽ, đặc biệt là nếu ai đó trong nhà bạn bị ốm.

Trường hợp khi phát hiện trẻ bị cảm lạnh không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ khác hoặc những người khác để hạn chế nguy cơ lây bệnh. Đồng thời, cũng dạy trẻ cách che miệng khi hắt hơi, ho và xì mũi bằng khăn giấy. Đặc biệt, sau khi hắt hơi, ho, mẹ nên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.