Phần lớn chúng ta sẽ nhờ đến thợ chuyên ngành, thế nhưng thực tế đây lại là việc vô cùng đơn giản mà ai cũng tự làm được.
Trước hết, hãy tắt hẳn nguồn điện cấp cho điều hòa, tiếp theo là tháo mặt máy dàn lạnh, rút lưới ra rồi để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó vẩy khô rồi cắm vào mặt máy lắp lại. Nên nhớ lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên cố gắng hãy vệ sinh thường xuyên.
Tiếp đến là vệ sinh dàn nóng. Đây chính là phần đặt ngoài trời của điều hòa, ít được che chắn nên dễ bị bụi bẩn, nếu bạn không vệ sinh định kỳ chúng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quạt và block điều hòa. Riêng việc vệ sinh dàn nóng có thể bạn cần đến sự hỗ trợ của thợ bảo dưỡng điều hòa vì sẽ cần một máy bơm nước tạo áp lực mạnh xịt rửa các bộ phận, rồi làm khô cục nóng, những thứ mà bạn sẽ tốn kém trang bị cũng như khó sử dụng.
Dàn lạnh là phần quan trọng nhất và dành hoàn toàn cho bạn. Vệ sinh dàn lạnh cũng để làm sạch bụi bẩn và vì dàn lạnh nằm trong phòng nên nếu để mất vệ sinh nó sẽ thổi ra không khí có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình. Hãy dùng bơm áp lực (bán rất nhiều ở các siêu thị với giá rẻ) phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Cuối cùng, làm khô dàn lạnh rồi lắp đúng vị trí và kiểm tra xem máy chạy ổn không.
Nếu bạn không tự tin vào mình mà vẫn phải nhờ đến thợ, hãy nhớ trong quá trình chạy thử, họ sẽ kiểm tra lượng gas trong máy. Gas là một yếu tố rất quan trọng trong các thiết bị làm lạnh nói chung cũng như điều hòa nói riêng. Nếu điều hòa thiếu gas nó sẽ hoạt động không đúng điện áp thiết kế, khiến quá trình làm nóng, làm lạnh lâu hơn, không sâu và tốn điện.