Những lời khuyên giúp bạn thoát khỏi tình trạng stress mỗi ngày

Nhiều bệnh nhân trung niên vào viện than phiền với bác sĩ vì mệt mỏi. Qua thăm khám lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng, bác sĩ không phát hiện thấy một tình trạng bệnh lý thực tổn nào ở họ.

Xây dựng môi trường gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hướng tới cuộc sống lành mạnh, khoa học, nhân văn…
Xây dựng môi trường gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hướng tới cuộc sống lành mạnh, khoa học, nhân văn…

Sau khi trao đổi, bác sĩ thấy bệnh nhân thường là những người năng động, công việc bận rộn hay phải tiếp khách, có nhiều mối quan hệ…, họ thường không có thời gian biểu cố định, có thói quen hút thuốc lá, uống cà phê nhiều lần trong ngày, đặc biệt đôi khi còn dùng những “thực phẩm đặc biệt” theo lời khuyên của bạn bè nhằm nâng cao thể trạng, duy trì tinh thân tỉnh táo khi làm việc.

Trong những trường hợp này, bác sĩ thường khuyên họ hãy thay đổi để có lối sống để phù hợp hơn, mà không cần dùng bất cứ một “thực phẩm đặc biệt” nào. Và phần lớn họ đã có một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh hơn.

Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ dành cho họ:

1. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý.

2. Tránh căng thẳng trong giao tiếp.

3. Đi ngủ sớm: tránh xem ti vi, đọc sách quá muộn; dậy sớm vào một giờ nhất định để có thể tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, đọc tin tức, phác họa công việc phải làm trong ngày.

4. Tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định buổi sáng trước khi ra khỏi nhà: có thể phòng ngừa bệnh táo bón, trĩ, hay nhiễm khuẩn liên quan đến nhà vệ sinh nơi công cộng.

5. Lựa chọn cung đường và thời gian phù hợp để tới nơi làm việc để tránh bị tắc đường, tai nạn hoặc những căng thăng không cần thiết.

6. Ăn nhiều hơn và đủ dinh dưỡng vào bữa sáng, bữa trưa, tránh ăn quá no vào bữa tối. Chế độ ăn cân đối giữa rau xanh, thịt và tinh bột. Không ăn quá cay và quá mặn, không ăn nhiều thức ăn chiên đi chiên lại, không nên ăn nhiều mỡ, nội tạng động vật, nhiều thịt đỏ, tập thói quen ăn cá.

7. Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, cho dù có khát hay không.

8. Không nên uống cà phê quá nhiều lần mỗi ngày. Chỉ nên uống một lần vào buổi sáng.

9. Hạn chế lạm dụng rượu bia, có thể uống một ly rượu vang vào buổi tối.

10. Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng kỹ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.

11. Lựa chọn các biện pháp tình dục an toàn, điều độ.

12. Lựa chọn một môn thể dục, thể thao phù hợp: đi bộ, chạy, tập gym, bơi, cầu lông, tennis, golf… Khi chơi cần phải khởi động đúng cách trước để tránh chấn thương, lưu ý nên uống nhiều nước khoáng, không nên uống rượu bia khi và sau khi chơi thể thao.

13. Cần bố trí nhà ở, phòng ngủ ở vị trí thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh tiếng ồn, khói bụi, tránh ẩm thấp.

14. Tìm hiểu và bổ sung kiến thức khoa học về các biện pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

15. Khám sức khỏe và tư vấn bác sĩ 6 tháng một lần.

16. Cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi có những biểu hiện cấp tính không nên tự ý dùng thuốc và các biện pháp can thiệp tự phát không có ý kiến của bác sĩ.

17. Xây dựng môi trường gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hướng tới cuộc sống lành mạnh, khoa học, nhân văn… Trong đó, phải lưu ý rằng nhiều biện pháp phòng chữa bệnh không có cơ sở khoa học, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đã, đang được lan truyền trong bạn bè, gia đình theo niềm tin một cách mù quáng.

Theo suckhoedoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.