Mụn đầu đen
Mụn đầu đen sinh ra do dầu nhờ dư thừa tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa. Đây là loại mụn mà nhiều người gặp phải. Việc nặn loại mụn này khá dễ dàng tuy nhiên chuyên gia khuyên bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà.
Nặn mụn không vệ sinh đúng cách sẽ làm vi khuẩn thâm nhập sau hơn vào da gây ra mụn sưng, mụn viêm.
Cách tốt nhất là sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic để làm mềm và kéo nhân mụn ra ngoài.
Mụn rộp
Mụn rộp là dạng mụn sung tấy, có mủ. Nếu để mủ dính ra các vùng da khác sẽ rất nguy hiểm. Trong mụn có chứa virus nên khi vỡ ra sẽ lan nhanh và khó điều trị. Mụn có thể chữa khỏi nhờ thuốc. Do đó, khi gặp tình trạng mụn rộp, bạn nên đến chuyên khoa da liễu để thăm khám.
Mụn đầu trắng
Mụn đầu tắng là nơi cư trú của vi khuẩn gây mụn. Do đó, khi nặn và giải phóng chất chứa bên trong sẽ làm vi khuẩn lan ra khắp mặt và có thể tấn công sâu hơn vào da.
Hãy để nốt mụn tự khô và tiêu đi. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị mụn để làm nốt mụn nhanh khô hơn.
Mụn thịt
Không giống các loại mụn khác, mụn thịt là một loại u nang nhỏ và vô hại. Việc nặn chúng thường không đem lại hiệu quả và có thể gây ra kích ứng, viêm.
Khi bị mụn thịt, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách.
Mụn trứng cá dạng nang
Loại mụn này xảy ra rất sâu trong da, tạo thành các nốt đỏ, nề. Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ, đau đớn mà còn rất khó đểu điều trị.
Mụn trứng cá dạng nang xuất hiện cùng với tình trạng viêm khiến quá trình chữa lành mất rất nhiều thời gian và thường để lại sẹp.
Việc nặn mụn tại nhà không thể giải quyết vấn đề vì nang trứng cá nằm rất sâu dưới da và khó để lấy ra ngoài. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu.
Mụn đinh râu
Đây là loại mụn rất độc. Nếu tự ý nặn tại nhà có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch và dẫn tới nhiễm trùng máu. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng nặng có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng.
Khi gặp mụn đinh râu, bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng cồn y tế và đến gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp điều trị.