Những lầm tưởng có thể khiến bạn nguy hiểm và mẹo sinh tồn hiệu quả

GD&TĐ - Chúng ta có thể đã nghe ai đó nói rằng, có thể chữa bỏng bằng bơ hoặc có thể hút nọc độc từ vết đốt.

Đứng yên và đừng nhìn vào mắt chó khi có dấu hiệu chó tấn công. (Hình minh họa).
Đứng yên và đừng nhìn vào mắt chó khi có dấu hiệu chó tấn công. (Hình minh họa).

Những lan truyền này nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực sự chưa được khoa học kiểm chứng, nếu áp dụng có thể gây ra vấn đề nguy hại, thậm chí có thể trở nên nguy hiểm lớn.

Đó là lý do tại sao Bright khuyên bạn nên tham khảo những điều sau đây

Cách thoát khỏi sự nguy hiểm sự tấn công của chó

Có nhiều lý do việc chó tấn công người lạ và đôi khi chúng ta không thể biết vì đâu chúng tấn công mình. Tuy nhiên, những gì bạn nên biết là đừng bao giờ cố gắng tỏ ra dọa nạt lại chúng, hòng mong chúng sợ ta mà bỏ đi. Bởi vì, bạn biết không? Chó là loài háo thắng nên đừng bao giờ khiêu khích chúng bằng cách hét lên hoặc đá vào nó. Điều này sẽ chỉ khiến nó tức giận hơn. Bạn cũng không nên chạy trốn vì rất có thể, nó sẽ đuổi theo bạn.

Việc cần làm: Nếu bạn đang mặc áo khoác, hãy nhẹ nhàng cởi nó ra và đặt lên con vật. Bạn sẽ thoát ra bằng cách đánh lạc hướng nó.

Nếu có nhiều hơn một con chó, hãy cố gắng đứng dựa vào tường để bảo vệ các vùng quan trọng của bạn: Mặt, ngực và cổ họng. Bằng cách này, chúng sẽ không thể bao vây bạn và rồi một lúc không thấy động tĩnh gì, chúng sẽ bỏ đi.

Cách xử lý khi bị bỏng

Loại tổn thương từ bỏng trên da có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không có biện pháp xử lý ngay lập tức. Tuy nhiên, một số biện pháp khắc phục tại nhà truyền miệng nhiều khi không hiệu quả.

Chẳng hạn như người ta hay nói bôi bơ, giấm, nước ép hành tây hoặc một miếng bít tết lên vết thương. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.

Việc cần làm: Đầu tiên bạn nên ngâm vết thương vào nước mát. Sau đó bạn có thể dùng mỡ bôi trơn lên vết bỏng.

Tiếp theo, che vết thương đó bằng băng gạc nhưng hãy nhớ rằng bạn không bao giờ được làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào nếu xuất hiện và bảo vệ vùng da không bị bị bỏng thêm từ ánh nắng mặt trời. Sau đó đến cơ sở y tế để được chăm sóc chuyên sâu.

Làm thế nào để loại bỏ một người nào đó đang theo dõi bạn

Nếu bạn nhận thấy ai đó có thể đang theo dõi mình, đừng chạy vội về thẳng nhà. Như thế bạn đặt mình vào một tình huống nguy hiểm hơn. Kẻ tấn công có thể tiếp tục rình mò và tấn công tại nhà.

Việc cần làm: Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng người đó thực sự đang theo dõi bạn. Hãy thử băng qua đường hoặc rẽ sang các ngã rẽ khác nhau để xem họ có còn ở phía sau bạn không.

Nếu có, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và đi đến một khu vực đông đúc gần nhất có thể như siêu thị hay khu vui chơi. Bạn cũng có thể muốn thử la hét “chữa cháy” để thu hút sự chú ý từ những người xung quanh. Điều này có thể sẽ khiến người theo dõi mình sợ hãi và đánh lạc hướng chúng.

Làm thế nào để không bị giảm sức khỏe khi sống trong thời tiết nắng nóng

Bất cứ ai cũng có thể gặp say nắng và điều ấy rất có hại cho sức khỏe. Không phân biệt tuổi tác, sức khỏe ai cũng có thể bị sốc nhiệt nhất là khi cơ thể thiếu nước.

Uống đủ nước luôn là giải pháp cứu chính bản thân khỏi những rắc rối. Đừng để khi cơ thể cạn kiệt vì sốc nhiệt thì mới nghĩ đến giải pháp.

Việc cần làm: Khi có việc phải đi ra ngoài đường, nhất là đi lâu thì ngay cả khi bạn không đói, hãy cố gắng ăn một chút chất dinh dưỡng. Tránh thức ăn cay vì thức ăn cay làm cho bạn đổ mồ hôi và do đó, giúp nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống.

Ngoài ra, cần mang theo chai nước để tự cứu mình khi chưa kịp chạy tới cửa hàng mua nước. Bạn có thể tự kiểm chứng chứng nguy hiểm của bản thân khi đi dưới trời nắng nóng.

Đó là các triệu chứng mất khát khô cổ, tim đập nhanh, buồn nôn, quay cuồng, cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi. Khi ấy dừng ngay trên đường và núp ngay dưới bóng mát rồi kêu gọi sự hỗ trợ của những người xung quanh hoặc khẩn cấp gọi điện cho người thân. Đột quỵ có thể xảy ra nhanh trong trường hợp này và vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo Bright Side

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường đoạn 'Chiến thắng Điện Biên' của bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa

Cây súng và ngòi bút

GD&TĐ - Nhà văn Hữu Mai (tên khai sinh Trần Hữu Mai), sinh 1926 tại phố Hàng Cấp, TP Nam Định, mất 2007 tại Hà Nội.