Những đồ vật độc hại đang được sử dụng hàng ngày

Theo Lifehack, không khó để nhận diện những loại đồ vật độc hại này do chúng ta tiếp xúc với chúng hầu như mỗi ngày.

Những đồ vật độc hại đang được sử dụng hàng ngày
Nhung do vat doc hai dang duoc su dung hang ngay - Anh 1

Ảnh minh họa: Internet

1. Nước hoa

Những hóa chất có độc trong nước hoa như benzaldehyde, camphor, ethyl acetate… khi được hít vào quá nhiều sẽ gây ra chóng mặt, buồn nôn, uể oải, buồn ngủ hoặc ngứa cổ họng, mắt, da, phổi và thận.

2. Hộp nhựa đựng thức ăn và chai nhựa đứng nước

Nhiều hộp nhựa đựng thức ăn được làm từ những loại hóa chất như phthalates gây cản trở hệ nội tiết của con người. Ngoài ra, sau thời gian sử dụng lâu có thể lây nhiễm chất độc sang thức ăn.

3. Mỹ phẩm trang điểm

Mỹ phẩm trang điểm thường chứa các chất hóa học không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên chọn những loại mỹ phẩm không chứa nước hoa tổng hợp, hãy chọn mua loại có thành phần từ khoáng chất hoặc dầu thiên nhiên.

4. Nước xả vải

Nước làm mềm vải hoạt động bằng cách bao bọc vải vóc bằng một lớp hóa chất và những hóa chất này có khả năng gây hại cho da, làm cho da bị ngứa hoặc gây ra các vần đề về hô hấp hoặc đau đầu.

5. Chảo chống dính

Nếu chảo chống dính có thể tiết kiệm thời gian chùi rửa cho bạn thì đồng thời cũng gây hại cho sức khỏe của bạn. Ở nhiệt độ cao, chất polytetrafluoroethylene tạo ra teflon trong chảo chống dính sẽ sản sinh một loại chất độc gây ra vấn đề về hệ bài tiết và các vấn đề sức khỏe khác.

6. Rèm che bồn tắm

Chất phthalates được sử dụng để làm mềm tấm phủ che bồn tắm và là chất có khả năng gây hại cho não, gây ra những vấn đề về chức năng não bộ như học tập và ghi nhớ.

7. Quần áo từ tiệm giặt ủi

Những quần áo được giặt sạch từ tiệm giặt ủi thường có một loại hóa chất gọi là perchloroethylene (PCE). Hóa chất này gây hại cho gan, thận và phá hủy hệ thần kinh. Nhiều nơi trên thế giới hiện nay đã ban bố lệnh cấm sử dụng PCE trong giặt ủi công nghiệp.

Theo Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.