Những điều tưởng vô hại nhưng không bao giờ nên nói với con

Có một số điều cha mẹ mặc nhiên nói với con mà không lưu tâm tới hậu quả của nó với cảm xúc và tâm lý trẻ.

Những điều tưởng vô hại nhưng không bao giờ nên nói với con
1. Rèn luyện không ngừng mới trở nên hoàn hảo

Khi bố mẹ nói với con như vậy thì đồng nghĩa với việc sẽ gia tăng áp lực cho trẻ, buộc chúng phải luôn xuất sắc, vượt trội và giành phần thắng. 

Nó gửi gắm một thông điệp sai lầm rằng nếu trẻ phạm sai lầm, đó là bởi vì trẻ đã không luyện tập đủ, không cố gắng đủ. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ cảm thấy tự hào về bản thân mình và luôn cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình.

2. Con chẳng hiểu nổi đâu

Trẻ luôn học hỏi những điều mới mẻ mỗi ngày bởi thế giới vẫn còn là nơi tuyệt vời và đầy ắp thú vị đối với chúng. Gạt đi sự tò mò của trẻ với những câu nói như thế này, chỉ bởi vì bạn không sẵn sàng giải thích cho trẻ, sẽ làm ảnh hưởng xấu tới cách nhìn và cảm xúc của trẻ về cuộc sống. Hãy dành ít phút để suy nghĩ và giải thích cho đứa trẻ thân yêu của bạn.

3. Hãy ăn cho xong, nếu không, con đừng mơ đồ tráng miệng!
Câu điều kiện dạng này khiến trẻ nghĩ rằng món tráng miệng hẳn sẽ là món ngon yêu thích mà trẻ thiết tha mong có. Nếu bạn sử dụng món tráng miệng như một phần thưởng, trẻ sẽ không học được cách thưởng thức đồ ăn. Thay vào đó, bạn có thể nói với con là: “Con và cả bố mẹ nữa, đều phải ăn tối đầy đủ, thì mới khỏe mạnh được”.
Làm mẹ 1
4. Nhanh lên nào!

Trẻ ăn sáng rất lâu, rồi lại lấy lý do còn phải tự buộc dây giày (dù chưa thành thạo gì) và kết quả là lại muộn học. Nhưng nếu bạn giục trẻ nhanh hơn có thể càng khiến trẻ thêm căng thẳng. 

Dịu giọng lại và cố gắng tạo ra một cuộc đua nho nhỏ để khuyến khích trẻ: “Sao mẹ con mình không thi xem ai mặc xong trước và ra khỏi nhà nào?”.

5. Đợi đến khi nào bố về nhé!
Để trì hoãn một đòi hỏi nào đó của trẻ, việc nói câu tương tự thế này hoàn toàn không phải giải pháp hay. Đừng đá quả bóng trách nhiệm sang cho chồng bạn nếu bạn không muốn con mình sau này sẽ bắt chước y như thế khi đối xử với con của chúng.
Làm mẹ 2
6. Thôi, để bố/mẹ làm cái đó cho
Thật dễ để nổi cáu nếu nhìn trẻ làm điều gì đó vụng về và mất thời gian. Hãy đưa ra gợi ý cho trẻ để trẻ đẩy nhanh tiến độ thay vì làm hộ con.
7. Đừng khóc nữa

Trẻ đang bị đau và điều chúng cần là được an ủi, vỗ về. Nhưng tiếng khóc của trẻ khiến bạn cáu tiết và ngay lập tức bảo chúng không được khóc. 

Hãy hiểu rằng điều quan trọng là khuyến khích trẻ nhận ra cảm xúc của mình và kiểm soát cảm xúc đó một cách thông minh chứ không phải là kìm nén trẻ trong việc biểu lộ.

Làm mẹ 3
8. Bố mẹ không đủ tiền mua cái đó đâu
Nếu bạn sử dụng câu nói này để đáp lại đòi hỏi mua đồ chơi mới của trẻ, có khả năng lần tới, khi chính bạn mua một món đồ gì đó đắt tiền, trẻ sẽ phản ứng lại bằng câu nói này. Thay vào đó, hãy gợi ý trẻ tiết kiệm tiền để mua những thứ khác hữu ích và quan trọng hơn. Đó cũng là cách tốt để dạy trẻ về kỷ luật tiền bạc.
9. Đừng nói chuyện với người lạ

Có thể trẻ chưa hiểu được “người lạ” là thế nào và vẫn sẽ đi theo người đối tốt với mình. Thay vào đó, hãy đưa tình huống cụ thể và chơi trò hỏi đáp với bé. 

Ví dụ: “Nếu một người tự dưng cho con kẹo socola, con sẽ làm gì?”. Lắng nghe phản ứng của trẻ và dạy chúng về hành động đúng nên làm.

Làm mẹ 4
10. Phải cẩn thận chứ

Nói câu này khi trẻ đang đu đưa trên thanh chơi leo trèo có thể còn khiến trẻ trượt chân và bị ngã. Những lời nói của bạn có thể làm trẻ xao nhãng. 

Nếu bạn thấy lo lắng, hãy tiến tới gần con bạn một cách lặng lẽ và bình tĩnh để đề phòng trường hợp con ngã chứ đừng làm trẻ mất tập trung.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.