Những điều cần lưu ý khi phúc khảo bài thi

GD&TĐ - Theo quy định, sau khi công bố kết quả thi, các đơn vị tổ chức phúc khảo bài thi theo quy định tại Chương VII của Quy chế thi.

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

Lưu ý: đơn vị ĐKDT tiếp nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh, cập nhật vào Hệ thống QLT, gửi danh sách đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm và bài thi tự luận cho sở GDĐT.

Sở GD&ĐT tập hợp Danh sách đề nghị phúc khảo và gửi Danh sách đề nghị phúc khảo đến các Hội đồng thi.

Giám đốc sở GD&ĐT thành lập Ban Phúc khảo bài thi tự luận (BTTL) và Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm (BTTN) theo quy định tại Điều 29 để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 30 của Quy chế thi.

Đối với phúc khảo bài thi trắc nghiệm. Chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm được thực hiện theo Khoản 5 Điều 30 Quy chế thi.

Thời hạn gửi đĩa dữ liệu kết quả phúc khảo bài thi trắc nghiệm và hoàn thành công tác phúc khảo bài thi trắc nghiệm thực hiện theo Lịch Công tác Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại Phụ lục 1.

Đối với phúc khảo bài thi tự luận. Cần tổ chức chấm lại bài thi theo hướng dẫn chấm, đảm bảo đúng nguyên tắc 2 CBChT chấm độc lập trên một bài thi.

Niêm phong riêng các bài thi trắc nghiệm, các bài thi tự luận đã phúc khảo kèm theo phách và bàn giao cho Sở GD&ĐT lưu trữ.

Thực hiện việc cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào Hệ thống QLT và báo cáo kết quả sau phúc khảo theo quy định tại Điều 30 của Quy chế thi, công bố kết quả sau phúc khảo và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi của các thí sinh có thay đổi điểm sau phúc khảo cho các sở GD&ĐT có thí sinh xin phúc khảo.

Lập hồ sơ phúc khảo, bao gồm: Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, các biên bản của Ban Phúc khảo, các biên bản đối thoại giữa các cặp chấm thi (nếu có), danh sách thí sinh được thay đổi điểm bài thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ