Những điểm nhấn Giáo dục ở thành phố mang tên Bác

GD&TĐ - Năm học 2017-2018, ngành GD TPHCM không ngừng đầu tư về phòng học, CSVC để đảm bảo chỗ học cho con em trên địa bàn. Bên cạnh đó, TPHCM đã chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, đưa ngành GD TP là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về chất lượng GD.

Những điểm nhấn Giáo dục ở thành phố mang tên Bác

Tăng thêm gần 1.500 phòng học mới

Năm học 2017-2018, TP.HCM tiếp tục tăng gần 60.000 học sinh, nâng tổng số HS toàn TP lên hơn 1,6 triệu em. Để đảm bảo chỗ học cho HS trên địa bàn, năm học vừa qua, TP đã đưa vào sử dụng gần 1.500 số phòng học mới.

Tính đến nay, TP đã đạt 264 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học, hướng đến hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2020, Thành phố đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X.

Học sinh Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận 4
Học sinh Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 

Thêm 9 trường học triển khai thực hiện mô hình trường tiên tiến hội nhập khu vực và quốc tế

Trong năm học 2017-2018, thành phố có thêm 9 trường học triển khai thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, nâng tổng số trường áp dụng mô hình này lên 35 trường, từ bậc mầm non đến THPT.

Mở rộng giữ  trẻ mầm non ngoài giờ và trẻ từ 6-18 tháng tuổi

Sau năm đầu tiên thực hiện thí điểm đề án Hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại khu chế xuất và công nghiệp (giữ trẻ tới 17 giờ 30 hằng ngày và cả ngày thứ Bảy) 3 trường MN tại quận Thủ Đức, quận Bình Tân, năm học vừa qua, TPHCM tiếp mở rộng  đề án tại trường MN ở khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) và KCN Tây Bắc (huyện Củ Chi).

Bên cạnh đó, năm học vừa qua, TPHCM tiếp tục thực hiện nhận trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi tại 24 quận, huyện, ưu tiên ở các khu công nghiệp, chế xuất đông người lao động. 

Dẫn đầu toàn đoàn tại cuộc thi học sinh NCKH phía Nam

Năm học 2017-2018 TPHCM có 30 đề tài NCKH của HS tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học khu vực phía Nam. Trong số 12 giải Nhất được trao, TPHCM đạt 4 giải Nhất. Ngoài ra, có thêm 4 giải Nhì, 7 giải Ba và 6 giải Tư, nâng tổng số giải là 21 xếp nhất toàn đoàn.

Trước đó, tại Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp Thành phố đã thu hút 680 đề tài với 1.226 học sinh đăng ký dự thi. Có 95 đề tài đã được chọn vào dự thi Vòng Chung kết cấp thành phố và đã chọn ra 30 đề tài được chọn dự thi cấp quốc gia.

Hai chị em sinh đôi Lê Vân Yên Khê và Lê Vân Yên Khanh (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) và thầy hướng dẫn nhận giải Nhất Cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học khu vực phía Nam.
Hai chị em sinh đôi Lê Vân Yên Khê và Lê Vân Yên Khanh (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) và thầy hướng dẫn nhận giải Nhất Cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học khu vực phía Nam.

Thí điểm chương trình truyền thông giáo dục

Năm học 2017-2018, là năm đầu tiên TPHCM triển khai thí điểm chương trình truyền thông giáo dục tại 40 trường THPT trên địa bàn TP. Qua chương trình này những hoạt động tuyên dương, giao lưu, giới thiệu các nhà giáo, HS điển hình, những mô hình đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập hay đã được giới thiệu để các trường có thể giao lưu, trao đổi.

Những chủ trương, định hướng, chính sách của ngành cũng đã được chuyển tải đến học sinh, giáo viên một cách sinh động, hiệu quả nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.