1. Quy trình tuyển chọn
Trong nhạc pop Mỹ, các hãng thường chọn ngôi sao dựa trên tài năng thiên bẩm của họ. Các ca sĩ được mong đợi đã có trình độ đào tạo và kỹ năng cần thiết để trở thành nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp tại thời điểm họ thử giọng hoặc ký hợp đồng.
Mặt khác, trong nhạc pop Hàn Quốc thần tượng có thể được chọn vì một số lý do. Nhiều người, giống như Jin của BTS đã được săn đón trên đường phố vì ngoại hình ấn tượng.
Những người khác, giống như được chọn một cách chiến lược, dựa trên quốc tịch của họ. Để thu hút khán giả toàn cầu, các nhóm nhạc K-Pop thường bao gồm các thành viên đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay bắc Mỹ.
Các thần tượng không bắt buộc phải có các kỹ năng chuyên nghiệp bởi vì mỗi người đều trải qua nhiều năm đào tạo nghiêm ngặt trước khi ra mắt.
2. Hệ thống thực tập sinh
Trong nhạc pop Mỹ, không có hệ thống thực tập sinh tiêu chuẩn. Các nhóm nhạc nam và nữ nổi tiếng những năm 1990 như The Spice Girls và Backstreet Boys được thành lập thông qua các buổi thử giọng mở và ra mắt trong vòng 1-2 năm. Một khi nhóm được thành lập, hiếm khi có câu hỏi liệu nhóm có debut hay không.
Ở K-Pop, thời gian đào tạo dài hơn và không chắc chắn hơn nhiều. Các thần tượng gia nhập vào một công ty mà không biết cuối cùng họ sẽ trở thành một phần của nhóm nào. Không có gì lạ khi các thần tượng K-Pop đào tạo lâu tới 7 năm mà vẫn không được debut.
Jihyo của TWICE đã được đào tạo trong 10 năm trước khi ra mắt!
3. Kỹ năng thanh nhạc
Trong nhạc pop Mỹ, khả năng thanh nhạc đáng kinh ngạc là điều tuyệt đối phải có. Các kỹ năng bổ sung như khiêu vũ và diễn xuất, được ưu tiên nhưng không phải lúc nào cũng bắt buộc.
Trong K-Pop, do hệ thống thực tập sinh, một số thần tượng bắt đầu không có khả năng ca hát. Ví dụ như SHIN ee nói rằng họ là những ca sĩ tệ đến mức đáng lẽ phải ra mắt với tư cách một nhóm nhạc rap! Nhiều năm luyện thanh đã giúp họ trở thành một trong những nhóm nhạc nổi tiếng nhất hiện nay.
Các thần tượng K-Pop có thể không đặt nặng khả năng ca hát của họ như các nghệ sĩ Mỹ, nhưng họ được yêu cầu phải có tài năng đa dạng hơn. Điều này bao gồm diễn xuất, vũ đạo, trình diễn...
4. Kĩ năng sáng tác
Đối với các nghệ sĩ nhạc pop Mỹ, đặc biệt là các ca sĩ solo, họ rất chú trọng đến tính độc đáo và bản sắc cá nhân. Hầu hết các ca sĩ đều viết hoặc sáng tác các bài hát của riêng họ, hoặc nếu không, họ có vai trò quan trọng trong quá trình sáng tác. Các bài hát thường dựa trên kinh nghiệm sống và mang tính cá nhân sâu sắc.
Mặt khác, nhiều thần tượng K-Pop dựa vào các nhà sản xuất để tạo ra âm nhạc cho họ. Vì những ngày còn là thực tập sinh họ chỉ xoay quanh ca hát và vũ đạo chứ không phải sáng tác âm nhạc. Họ thường không học (hoặc không có cơ hội) để sáng tác.
5. Tuổi thọ nghề nghiệp
Một trong những lý do khiến các ngôi sao K-Pop phải có nhiều tài lẻ là vì sự nghiệp thần tượng của họ ngắn hơn nhiều so với sự nghiệp của các nghệ sĩ nhạc pop Mỹ.
Điều này đặc biệt đúng với các thành viên “visual” trong các nhóm nhạc K-Pop, những người có thể không mạnh về giọng hát như các ca sĩ hoặc rapper khác trong nhóm.
Ở K-Pop, các ca sĩ có xu hướng giảm dần độ nổi tiếng khi họ bước qua tuổi 30, nhưng trong nhạc pop Mỹ, tuổi tác chỉ là một con số.
6. Ngôn ngữ Album
Các nghệ sĩ nhạc pop người Mỹ phát hành album hoàn toàn bằng tiếng Anh và đôi khi bằng tiếng Tây Ban Nha. Họ không cần tạo ra nhiều album bằng nhiều ngôn ngữ cho các quốc gia cụ thể để quảng bá trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các nghệ sĩ K-Pop thường sẽ thu âm lại cùng một album tiếng Hàn bằng tiếng Trung và tiếng Nhật, hoặc phát hành các album hoàn toàn khác nhau ở mỗi ngôn ngữ. Điều này được thực hiện để thu hút nhiều khán giả hơn trong bối cảnh nhạc pop châu Á toàn cầu.