Hoang mạc Atacama, Chile
Trải dài 600 dặm về phía Bắc của Chile, hoang mạc Atacama là một vườn địa đàng ngắm sao kỳ diệu: độ cao, bầu trời không vướng bụi ô nhiễm và bầu không khí khô nhất Trái đất. Ngành du lịch thiên văn đang bùng nổ. Đài quan sát ALMA – viễn vọng kính vô tuyến mạnh nhất thế giới sử dụng đến 66 trạm ăng-ten vệ tinh chuyên quan sát không gian sâu thẳm, cùng với ALMA là một nhóm các viễn vọng kính hiện đại khác hiện đang được phát triển, bên cạnh là hàng tá các đài quan sát khác được lắp đặt rải rác trên khắp bề mặt thung lũng Elqui thu hút hàng trăm du khách mỗi ngày. Khách sạn Elqui Domos nằm ở hoang mạc Atacama, nơi mang đến một trải nghiệm cá nhân hoàn hảo: cùng với trạm quan sát, khách sạn cung cấp các kiểu nhà lều lộ thiên hoặc những nhà lều lắp mái kính tha hồ quan sát bầu trời đêm huyền ảo.
Tenerife, quần đảo Canary
Với cao độ xấp xỉ đường Xích Đạo và cách xa với những cơn bão nhiệt đới, quần đảo hẻo lánh Canary nằm ở ngoài khơi xứ Maroc là một điểm có bầu trời đen nhất và sắc nét nhất. Thêm nữa, Tenerife, đảo lớn nhất của quần đảo Canary, đã thông qua luật kiểm soát các chuyến bay nhằm bảo vệ các điều kiện ngắm sao ở đây. Cứ nửa năm 1 lần, trên đảo Tenerife lại tổ chức lễ hội Starmus, đó là một liên hoan âm nhạc, khoa học và nghệ thuật. Những người từng tham dự lễ hội là những tên tuổi nổi tiếng như Neil Armstrong và Stephen Hawking, cùng diễn thuyết, xem phim và dự những bữa tiệc chủ đề không gian. Ngoài ra du khách còn có thể thăm thú Đài quan sát Teide (mở cửa từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm) hoặc đi cáp treo lên đỉnh ngọn núi lửa Teide để ngắm sao.
Khu dự trữ bầu trời đêm quốc tế Aoraki Mackenzie, New Zealand
Khu dự trữ bầu trời đêm lớn nhất thế giới này nằm trên một vùng bình nguyên của xứ New Zealand gọi là lòng chảo Mackenzie, được bao bọc hoàn toàn bởi núi non thuộc Nam Đảo. Ở đây có Đài quan sát núi John thường được sử dụng bởi các nhà thiên văn đến từ Nhật Bản, Đức và Mỹ. Du khách có thể chiêm ngưỡng Đại vân mây Magellanic là một quần thể thiên hà lùn thuộc dải Ngân Hà, và có thể nhìn thấy bằng mắt thường ngay tại bán cầu Nam.
Mauna Kea, Hawaii
Du khách sẽ lái xe 2 tiếng đồng hồ để đặt chân lên đỉnh núi Mauna Kea cao 4.205m, là nơi lắp đặt viễn vọng kính thiên văn lớn nhất thế giới, gây nhiều rủi ro cho những người kém sức khỏe. Thế nhưng những người yêu bầu trời vẫn không ngần ngại chinh phục độ cao (và ngay cả lượng oxy rất thấp) để mục kích khung cảnh bình minh và hoàng hôn đẹp mê hồn. Đỉnh núi này thường đóng cửa vào buổi tối, nhưng trung tâm đón khách nằm ở độ cao 2.804m vẫn mở cửa cho đến 10 giờ khuya. Vì vậy, du khách có thể quan sát vũ trụ thông qua viễn vọng kính.
Nova Scotia, Canada
Nằm ở vùng Viễn Đông của Canada là Khu lãnh địa Mi’kmaq và Acadian, một vùng hẻo lánh còn hoang dã, nơi du khách sẽ tìm thấy khách sạn ngắm sao được cấp phép đầu tiên trên thế giới: Trout Point Lodge. Khu vực này từng là quê hương của người bản địa Mi’kmaq với những câu chuyện thần thoại liên quan đến những chòm sao giải thích về sự thay đổi của các mùa trong năm, cùng những hiện tượng vũ trụ khác.
Vườn quốc gia Jasper, Canada
Con đường dẫn tới Vườn quốc gia Jasper ở Alberta (Canada) là phải đi xuyên qua những cánh rừng thông tùng và vân sam bạt ngàn, rồi mới có thể đặt chân đến Canadian Rockies. Vào ban đêm, cảnh quan ở chốn này lung linh không bút nào tả xiết. Tại đây có Lễ hội bầu trời đêm thường niên, nơi du khách có thể ngắm mặt trời ban ngày, xem bắn tên lửa dành cho trẻ em và những xưởng chế tạo viễn vọng kính.
Công viên mùa xuân anh đào, Pennsylvania, Mỹ
Pennsylvania là một nơi không xa lạ với nhiều người Mỹ, nhưng hồi năm 2014, hiện tượng Bắc Cực Quang thường chỉ được chứng kiến ở các vùng vĩ độ cao đã được nhìn thấy 4 lần ngay trong khu công viên mùa xuân anh đào (Cherry Springs State Park) rộng 33ha. Năm 2017 này, các nhà thiên văn học tham vọng sẽ tề tựu tại Bữa tiệc rừng sao đen thường niên (ngày 22 và 24 tháng 9 năm 2017), sự kiện này cũng cuốn theo hàng trăm người ngắm sao không chuyên khác cùng tham dự suốt một tuần.