Những “dấu chân gốm” bước ra từ đất

GD&TĐ - Thay vì chỉ tập trung vào các đồ vật riêng lẻ, triển lãm “Vết in từ đất” xem xét tầm quan trọng của từng bộ tác phẩm và khám phá cách các nghệ sĩ thử nghiệm, tìm tòi những “dấu chân gốm” từ lòng đất.

Một số tác phẩm sắp đặt gốm của các nghệ sĩ “Vết in từ đất”.
Một số tác phẩm sắp đặt gốm của các nghệ sĩ “Vết in từ đất”.

“Vết in từ đất” là triển lãm nhóm của bốn nghệ sĩ Bùi Công Khánh, Hồng Lĩnh, Lê Triều Điển, Nguyễn Đức Phương nhằm hồi sinh và tôn vinh di sản Việt Nam, đồng thời mở rộng nhận thức của công chúng về gốm sứ trong nghệ thuật đương đại. Triển lãm diễn ra đến hết tháng 5/2021 tại Sàn Art – TPHCM.

20 năm tranh luận về gốm

Nhóm nghệ sĩ “Vết in từ đất” nói rằng, sự trở lại của gốm sứ thủ công, trong các cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại đã liên tục thúc đẩy tranh luận trong suốt 20 năm qua về quan điểm phân biệt cao - thấp trong nghệ thuật.

Nếu chúng ta cho rằng, nghệ thuật đương đại phát triển từ quá trình phi vật chất hóa những vật thể nghệ thuật, thì liệu sự gắn bó của nghề thủ công vào kỹ năng và chất liệu có tự động loại bỏ nó khỏi danh mục mỹ thuật không? Hay tính chất lỗi thời và chống sản xuất hàng loạt khiến nó đủ cấp tiến và tiên phong để đảm bảo vị trí của mình trong nghệ thuật thị giác?

Mặc dù đến nay không có kết luận thống nhất nào được đưa ra, nhưng có thể nói kỹ thuật thủ công đã trở thành tiếng nói chung cho các nghệ sĩ đương đại. Kết nối bốn nghệ sĩ của triển lãm “Vết in từ đất” là những tác phẩm truyền thống được ví như những “vết chân” trong hành trình thai nghén và bước ra từ đất.

Bùi Công Khánh đã tự khẳng định mình là một nghệ sĩ hàng đầu khu vực, khi sử dụng truyền thống làm chất xúc tác cho sự đổi mới. Về mặt phong cách đồ sứ và đồ gốm men ngọc của anh không chỉ khác với hình thức và công dụng, mà còn ý nghĩa khi chất liệu trở thành vật mang ý niệm cho sự phê bình xã hội.

Là một trong lứa những nghệ sĩ đầu tiên được biết đến ở ngoại quốc vào những năm 90 với các trình diễn đặt nghi vấn. Anh có biệt tài khiêu khích một cách thơ mộng, với tác phẩm tiếp tục phát triển sâu bởi các nghiên cứu lịch sử, và sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình với các phương pháp ý niệm.

Thế kỷ 15, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia châu Á chiếm ưu thế cùng với Trung Quốc và Nhật Bản về xuất khẩu gốm sứ ra quốc tế. Giai đoạn này trùng với sự phát triển của Bát Tràng, nơi nghệ thuật gốm sứ trắng và sứ “Bleu de Hue” được hoàn thiện - là nơi Bùi Công Khánh sản xuất một phần lớn các tác phẩm của mình.

Mặc dù tinh tế, đồ sứ của Bùi Công Khánh không chỉ để sắp đặt tĩnh và trang trí, chúng chỉ mang ý nghĩa “trình diễn” di sản và tạo ra ý nghĩa. Những đan vướng phức tạp của di sản gốm ngoại quốc và sự du nhập văn hóa tạo nên hình dạng của những tấm gốm màu xanh và trắng xen kẽ.

Nghệ sĩ Hồng Lĩnh thực hành thủ công một tác phẩm gốm không theo khuôn mẫu.
Nghệ sĩ Hồng Lĩnh thực hành thủ công một tác phẩm gốm không theo khuôn mẫu.

Đương đại cũng bắt nguồn từ truyền thống

Đặt trong không gian và thẩm mỹ đối lập với các tác phẩm thô mộc và không bó buộc của nghệ sĩ Lê Triều Điển và Hồng Lĩnh, gợi cho công chúng như nghe một tiếng nói khác. Đó là tiếng nói của những nghệ sĩ tự học, có tầm nhìn xa, không đi theo những mong đợi của phòng tranh chính thống.

Năm 1972, Hồng Lĩnh xuất bản tập thơ đầu tay có tên “Thơ Hồng Lĩnh”. Các ấn phẩm thơ khác bao gồm “Đôi chuyện thường ngày” (Văn nghệ Cửu Long, 1987) và Vườn đá (NXB Trẻ, 1995). Bà sử dụng tên Phạm Thị Quý để ký các tác phẩm văn học, nhưng lấy nghệ danh Hồng Lĩnh để thực hành nghệ thuật gốm.

Giống như người bạn đời Lê Triều Điển, bà cũng vẽ tranh và sản xuất gốm sứ ngoài việc viết văn, làm thơ.

Lê Triều Điển hoàn toàn tự học, ông dành 40 năm để phát triển một phong cách hội họa bên ngoài trường lớp cổ điển và các xu hướng nghệ thuật nổi trội. Lấy cảm hứng từ những ký ức của mình về Đồng bằng sông Cửu Long, ông tạo ra các tác phẩm sử dụng nội tâm và trực quan được chuyển thể thông qua màu sắc đậm. Cùng với đó là nét vẽ mạnh mẽ, hình khối mang tính biểu tượng.

Lê Triều Điển nói rằng, hội họa không có gì cao siêu hay huyền bí. Đó là cuộc sống hàng ngày như hơi thở và ăn uống. Bởi vậy, đồ gốm bằng đất nung của vợ chồng nghệ sĩ đầy sức sống, gợi sự trở lại của các hình thức chế tạo nguyên thủy và bản năng.

Với Lê Triều Điển và Hồng Lĩnh, nghệ thuật và sự sáng tạo tràn ngập khắp mọi nơi. Thơ và sơn có mặt trên các tấm toan vẽ, các từ ngữ được tạo lại thành bảng chữ cái bằng gốm, các bình hoa được chuyển thành giá đỡ, và các tác phẩm nghệ thuật được chia sẻ trong mọi ngóc ngách và bức tường của gia đình.

Cuối cùng, Nguyễn Đức Phương đứng ở giữa nghệ thuật dân gian và mỹ thuật hiện đại. Thế nhưng, cách đứng ấy lại là gần nhất với nghề thủ công truyền thống trong việc tuân thủ chủ đề và chất liệu. Khả năng trẻ hóa nghệ thuật của anh, chính là truyền cho chúng sự hài hước và thử nghiệm cho phép loại bỏ các nhãn hiệu nghệ nhân.

Nguyễn Đức Phương đã dành 10 năm để chuyển những quan sát của mình thành các vật thể có thể nhìn thấy. Anh sử dụng các vật liệu tự nhiên như đất, bột màu thực vật và các loại giấy truyền thống. Các thực hành ấy trải dài từ gốm sứ, điêu khắc, hội họa với thiên hướng chủ đạo là sản xuất các tác phẩm thủ công truyền thống với cảm hứng thị giác được lấy từ nghệ thuật dân gian bản địa.

Là một người đam mê sưu tầm các đồ vật dân gian, Nguyễn Đức Phương đã trở thành một bảo tàng về nghề thủ công. Bước vào xưởng Lồ ở Hà Nội, khách có cảm giác như lạc vào một phòng chứa kho báu, nơi mà phế liệu được chuyển thành những bức tượng nhỏ đầy ngẫu hứng.

Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật gốm là những mỹ từ khiến cho việc làm gốm trở nên xa lạ. Qua triển lãm “Vết in từ đất”, các nghệ sĩ một lần nữa bảo vệ lập trường: Thủ công là tiếng nói, là phương pháp cho các nghệ sĩ đương đại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.