Những dấu ấn đầu tiên của Đề án 818

GD&TĐ - Đề án 818 về xã hội hóa các phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ-SKSS) bước đầu đã có hiệu ứng tích cực và đạt được những kết quả khích lệ.

Những dấu ấn đầu tiên của Đề án 818

Một trong những điểm nhấn đầu tiên là Ban quản lý đã tổ chức thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, nội dung thử nghiệm cơ chế phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương, gồm 10 tỉnh, thành phố gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu;

Ông Đỗ Ngọc Tấn - Giám đốc Ban quản lý Đề án - cho biết: Hiện Ban quản lý đã tổ chức hội thảo triển khai lồng ghép tập huấn kỹ năng lập kế hoạch, phân phối sản phẩm cho tuyến tỉnh, huyện tại 10 tỉnh, thành phố; hỗ trợ 10 tỉnh, thành phố triển khai hoạt động tập huấn nâng cao năng lực; truyền thông; kiểm tra, giám sát mô hình.

Đến nay, Ban quản lý đã tổ chức 10 hội thảo cấp tỉnh triển khai lồng ghép tập huấn kỹ năng lập kế hoạch/phân phối sản phẩm xã hội hóa cho 531 cán bộ tuyến tỉnh, huyện của 10 tỉnh, thành phố. Và bằng ngân sách hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh, thành phố đã tổ chức tập huấn cho hơn 1.500 cán bộ tuyến cơ sở về công tác quản lý, lập kế hoạch và kỹ năng phân phối sản phẩm xã hội hóa.

Tính đến 15/11/2016, 9/10 tỉnh đăng ký và triển khai phân phối sản phẩm; trong đó có 7 tỉnh triển khai phân phối từ 5 - 6 loại sản phẩm. Tính đến 15/11/2016, Ban quản lý Đề án đã xuất cho 9 tỉnh thử nghiệm 19.320 vỉ Anna, 7.538 hộp Prenatal, 2.747 lọ Gyno Pro, 846.720 chiếc Hello, 86.400 chiếc Hello Plus, 12.780 lọ Vagis. Trong đó, tỷ lệ Vagis và Prenatal xuất cho 9 tỉnh tương ứng 51%, 42% lượng xuất cho 40 tỉnh; đây là 2 loại sản phẩm chiếm ưu thế tại phân khúc thị trường 9 tỉnh thử nghiệm nêu trên.

Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng đã tổ chức thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể là: Thử nghiệm cung cấp các gói dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đủ điều kiện.

Cơ chế phân phối từ Trung ương -> Tỉnh -> Cơ sở y tế. Theo đó, có 100 cơ sở y tế đủ điều kiện tại 4 tỉnh là Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đồng Tháp được triển khai với các hoạt động chính bao gồm: Tập huấn kỹ thuật dịch vụ, nâng cao năng lực, chất lượng cung cấp dịch vụ cho cán bộ thực hiện kỹ thuật tại cơ sở được lựa chọn; Thiết kế nhận diện thương hiệu cơ sở y tế đủ điều kiện; Hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Dự án.

Kết quả, Ban quản lý đã tổ chức hội thảo triển khai mô hình và lựa chọn các cơ sở y tế đủ điều kiện tại 4 tỉnh, TP; đồng thời tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ cho 225 cán bộ cung cấp dịch vụ của 75 cơ sở y tế thuộc 3 tỉnh Nghệ An và Hải Dương, Thừa Thiên - Huế.

Đặc biệt, thời gian qua hoạt động phân phối PTTT và hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa đã được triển khai có hiệu quả.

Ngay trong năm 2016, Ban quản lý Đề án 818 đã ký hợp đồng và phối hợp với Công ty Thai Nakorn Patana Việt Nam, Medevice 3S, Intersol, Tera và Nasaco triển khai phân phối thử nghiệm 6 sản phẩm theo phân khúc thị trường bao gồm: Viên uống tránh thai Anna, bao cao su Hello và Hello Plus, viên bổ sung vi chất Prenatal, dung dịch vệ sinh Vagis và dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro.

Theo báo cáo của Ban quản lý Đề án, tổng số lượng sản phẩm địa phương đăng ký tính đến 15/11/2016 là 94.680 vỉ Anna, 19.694 hộp Prenatal, 19.553 lọ Gyno Pro, 2.508.768 chiếc bao cao su Hello và 362.880 chiếc Hello Plus, 44.821 lọ Vagis.

Hiện đã có 12/40 tỉnh nộp tiền bán hàng với số tiền gần 1 tỷ đồng. Đây là những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ và cần được phát huy, nhân rộng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ