Những cựu sinh viên Việt Nam thành công từ "cái nôi" giáo dục Bulgaria

Những cựu sinh viên Việt Nam thành công từ "cái nôi" giáo dục Bulgaria

Khoảng một thập kỷ sau khi Việt Nam giành độclập là thời gian dài nhiều thách thức. Nhu cầu cấp thiết khi đó là tìm ra nhữngchuyên gia nhằm xây dựng nền kinh tế và cơ sở hạ tầng hiện đại.

Từ những năm 1960, Bulgaria đã trao học bổngcho khoảng 30.000 người trẻ tài năng tại Việt Nam. Với tham vọng và cống hiến,những sinh viên này đã nghiên cứu và có được kinh nghiệm trong các lĩnh vực từkỹ thuật và khoa học ứng dụng đến y học, nghệ thuật. Có lẽ không có quốc gianào trên thế giới ghi nhận số lượng lớn người học Việt Nam tốt nghiệp tại Bulgariavà đạt được vị trí cao. Trong số những sinh viên này có Chủ tịch Quốc hội NguyễnSinh Hùng (2011-2016), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (2007-2016), cũng nhưnhiều hiệu trưởng trường đại học, quan chức chính phủ cấp cao, lãnh đạo doanhnghiệp, kỹ sư, kiến ​​trúc sư, diễn viên, nhạc sĩ.

Ngày nay, tình cảm của những cựu sinh viên đối với Bulgaria được "gửi gắm" vào một số tổ chức, bao gồm cáchiệp hội hữu nghị Việt Nam - Bulgaria tại 3 thành phố lớn nhất: Hà Nội, Hồ ChíMinh và Hải Phòng. Những sinh viên Việt Nam từng tốt nghiệp tại Bulgaria vẫn giữtruyền thống của "xứ sở hoa hồng", kỷ niệm ngày Giải phóng Bulgaria vàongày 3/3 hằng năm, Ngày của Bảng chữ cái Cyrillic, Khai sáng và Văn hóaBulgaria vào 24/5 và Ngày Sinh viên 8/12. Khi gặp lại nhau, họ cùng hát nhữngbài tiếng Bulgaria, nhớ về tuổi trẻ và chia sẻ những ý tưởng mới để đưa hai nướcgần nhau hơn.

Ông Fung Kong Tuan - người từng học tại TrườngĐại học Kỹ thuật Sofia và hiện lãnh đạo một công ty tư nhân tại Việt Nam, là mộttrong số nhiều thành viên có uy tín của cộng đồng cựu sinh viên này. Năm 2010, ôngFung Kong Tuan trở lại Bulgaria theo lời mời của Đại học Kỹ thuật để tham gia lễkỷ niệm 65 năm thành lập. Khi trở về, ông đã mô tả trải nghiệm của mình trongtác phẩm mang tên "Hành trình trở về Bulgaria sau 1/4 thế kỷ":

"Chúng tôi yêu Bulgaria vì thiên nhiêntươi đẹp, khí hậu dễ ​​chịu, vùng đất phủ đầy hoa và cây ăn quả, văn hóa phongphú cũng như con người tuyệt vời. Một điều tôi luôn chắc chắn chính là, mọi thứ liên quanđến Bulgaria đều vô cùng tốt đẹp. Tất cả những người làm việc và học tập tạiBulgaria đều nói tiếng nước này. Một số người sử dụng rất tốt, trong khi nhữngngười khác đã quên".

Tuy nhiên, ông Fung Kong Tuấn bày tỏ niềm tinrằng, ngay khi trở về Bulgaria, kỹ năng ngôn ngữ của mọi người cũng sẽ quay lại.

Theo ông Tuấn, các kỹ sư tốt nghiệp tạiBulgaria hiện đều là những nhân vật chủ chốt trong các tổ chức tư nhân cũng như Chính phủ Việt Nam. Ông chỉ ra rằng, nhiều tòa nhà cao tầng ở Việt Nam được xâydựng bởi các kỹ sư tốt nghiệp từ Bulgaria. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học ViệtNam được điều hành bởi cựu sinh viên Bulgaria.

Bà Nguyễn Hồng Nhung từng theo học tại Đạihọc Kinh tế Quốc dân và Thế giới, thuộc Trường Đại học Sofia. Hiện nay, bàNhung là Giám đốc của Viện nghiên cứu chính sách và phát triển tại Tiểu vùngsông Mê Kông. Nữ giám đốc đến Bulgaria từ năm 18 tuổi và ngay lập tức bị "mêhoặc" bởi vẻ đẹp của đất nước này khi sang thu. Bà Nhung và những người bạnđã được chào đón nồng nhiệt tại Bulgaria.

Theo bà Nguyễn Hồng Nhung, Bulgaria đang điđúng hướng để trở thành một thị trường kinh tế tự do phát triển.

"Việt Nam là một quốc gia đáng tự hàovà chúng tôi sẽ thành công như Singapore và Hàn Quốc. Công dân Việt Nam đượcđào tạo tại Bulgaria là một trong những người ưu tú và khiến điều kỳ diệu này cóthể xảy ra", bà Nhung nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đức Liên là Tổng Giám đốc Trungtâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Bulgaria và Giám đốc Công ty Cổ phầnCho thuê Máy bay Việt Nam. Ông tốt nghiệp Học viện Hàng không Quân sự Bulgaria vàonăm 1986 và trở thành kỹ sư máy bay.

Những cựu sinh viên Việt Nam thành công từ "cái nôi" giáo dục Bulgaria ảnh 1
Ông Nguyễn Đức Liên cùng Thị trưởng Kazanlak (Bulgaria).

Ông Liên chia sẻ: "Những sinh viên họctại Học viện đều vô cùng tự hào và được tôn trọng. Tôi cũng rất tự hào khi theohọc tại đó. So với các trường đại học khác vào thời điểm đó, chúng tôi thường họcnhiều hơn, vì kỳ nghỉ hè chỉ kéo dài 20 ngày và kỳ nghỉ đông là 10 ngày. Các giảngviên Bulgaria rất tốt với chúng tôi. Chúng tôi đã học tập chăm chỉ và nhiều ngườitốt nghiệp loại giỏi. Khi các đồng nghiệp và tôi trở về Việt Nam để làm việc,kỹ năng của chúng tôi được đánh giá cao".

Vị Giám đốc khẳng định, quãng thời giantheo học tại Bulgaria đã mang lại cho ông nhiều kỷ niệm đẹp. Hơn 30 năm kể từkhi tốt nghiệp, ông Liên cho biết vẫn có thể nói được tiếng Bulgaria và đã cócơ hội trở lại "xứ sở hoa hồng". Mới đây, người bạn Bulgaria từng chia tay ôngLiên vào năm 1986 đã đón vị Giám đốc này ở sân bay Sofia. 

"Vì những tình bạnnhư vậy, chúng tôi thường nói rằng, Bulgaria là quê hương thứ hai của mình. Ngàynay, chúng tôi thường nghĩ làm thế nào để giúp thế hệ trẻ của cả hai nước hiểunhau hơn và trở nên thân thiết. Phối hợp với Đại sứ quán Bulgaria tại Hà Nội,công ty tôi đã tham gia tổ chức Lễ hội hoa hồng năm 2017 và 2018, vớitham vọng mang tới một sự kiện thường niên tại thủ đô. Có rất nhiều thứ mà tôi sở hữu ở Bulgaria -đất nước đã xây dựng và hỗ trợ tôi. Tôi yêu Bulgaria đến nỗi,con gái thứ hai của tôi được đặt tên là Bul, vì tBulgaria!", ông Nguyễn ĐứcLiên chia sẻ.

Những cựu sinh viên Việt Nam thành công từ "cái nôi" giáo dục Bulgaria ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương.

Một cựu sinh viên tại Bulgaria vô cùngthành công khác - bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nhắn nhủ:

"Năm 1983, nhờ kết quả xuất sắc khithi vào Trường Đại học Hà Nội, tôi được cử sang Bulgaria sau một năm học tiếngnước này tại Việt Nam. Tôi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế - Varna, chuyênngành Du lịch Quốc tế năm 1989. 5 năm đầu tiên sau khi trở về Việt Nam, tôi làmviệc tại một khách sạn ở Hà Nội - nơi tôi có được kinh nghiệm thực tế. Sau đó,tôi quản lý các công ty, tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo tronglĩnh vực du lịch. Từ năm 2016, tôi là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tạiBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tôi luôn mang theo lòng biết ơn của mình đối vớiBulgaria. Đây là quê hương thứ hai của tôi. Nhiều người bạn của tôi tốt nghiệp ởBulgaria cũng có suy nghĩ như vậy. Nhờ tình yêu và những cống hiến của tôi vớiBulgaria, năm 2018, tôi được bầu làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Bulgariathuộc Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam. Đây là nơi tôi đã vô cùng nỗ lựcđể đưa hai nước xích lại gần nhau hơn".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ