Những cuộc so găng sinh tử: Sự tàn ác trong trại tù Đức Quốc xã

GD&TĐ - Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, nhiều người bị giam cầm trong các trại tập trung của Đức Quốc xã trên khắp châu Âu buộc phải đấu với nhau để giải trí cho lính canh.

Câu chuyện của Haft đã được in thành sách và dựng thành phim.
Câu chuyện của Haft đã được in thành sách và dựng thành phim.

Người thắng được sống, còn kẻ thua sẽ bị xử tử. Câu chuyện của một người tù sống sót sau những màn đấu võ sinh tử này đã được viết thành sách và dựng thành phim, thu hút người xem.

Quyết đấu

Sinh ngày 28/7/1925, “Harry” Haft lớn lên ở Belchatów, Ba Lan, là con út trong gia đình người Do Thái có 8 anh chị em. Tuổi thơ của anh đắm chìm trong chủ nghĩa bài trừ Do Thái lan tràn. Haft luôn đối mặt với sự phân biệt đối xử ở trường và cuối cùng bị đuổi học vì ném đá vào một giáo viên có thái độ khinh miệt người Do Thái.

Vào tháng 6/1941, những người đàn ông Do Thái ở Belchatów vô cùng lo lắng khi nhận được thông báo phải đến đăng ký tại cơ quan cảnh sát địa phương. Aria, anh trai của Haft trấn an mọi người rằng việc này có thể liên quan đến nghĩa vụ lao động trong thời chiến.

Nhưng rồi anh không quay về nhà sau khi ra đi theo lệnh. Haft, không phải đăng ký do chưa đủ 16 tuổi, đã nóng lòng đi tìm người anh của mình. Biết được những người đàn ông Do Thái trong thị trấn đi đăng ký bị nhốt trong trạm cứu hỏa, Haft đã đưa ra một quyết định làm thay đổi cuộc đời mình.

Anh tìm cách đánh lạc hướng lính canh để anh trai chạy trốn. Nhưng khi Aria thoát được, thì Harry lại bị lính Đức Quốc xã bắt.

Harry Haft cùng những người đàn ông khác ở thị trấn của anh bị đưa đến trại lao động khổ sai ở Poznan, phía Tây Ba Lan. Lính Đức chia những người tù thành hai nhóm, tùy ý vẫy họ sang “trái” hoặc “phải”. Haft được sang bên trái, và anh không bao giờ nhìn thấy những người ở nhóm bên phải nữa.

Sau đó, anh bị đưa đến một trại gần Lodz, Ba Lan, rồi chuyển đến trại Jawozna, thuộc mạng lưới trại tập trung Auschwitz khét tiếng về sự tàn bạo. Thế nhưng tại đây, Harry Haft đã gặp may mắn. Một sĩ quan Đức khi nghĩ ra một trò giải trí đã chọn Haft làm “võ sĩ” để đấu với những tù nhân khác.

Trong nhiều tháng liền, mỗi Chủ nhật, Haft phải ra đòn với những đối thủ đang trong tình trạng “sống dở, chết dở”, đánh bại họ để làm trò tiêu khiển cho bọn lính. Khi còn ở nhà, anh đã tập luyện để trở thành một võ sĩ quyền anh nên những cú đấm tung ra rất mạnh mẽ, khiến những người đấu với anh luôn thua cuộc.

Harry Haft đã đấu 76 trận trước sự quan sát của những tên lính canh đểu cáng. Chúng luôn cổ vũ mạnh mẽ khi anh đánh bại đối thủ một cách tàn bạo. Haft tiếp tục sống nếu chiến thắng, còn người thất bại dưới tay anh thường bị xử tử.

Một lần nọ, Haft gặp phải một đối thủ đáng gờm - nhà vô địch quyền anh hạng nặng người Pháp. Cũng giống như anh, người tù này được bọn lính chăm sóc kỹ nên khá khỏe mạnh.

Tuy nhiên, dù có khó khăn nhưng cuối cùng Haft cũng đánh bại anh ta. Sau đó, anh nhớ lại mình đã nghe âm thanh của hai phát súng và từ đó không còn gặp lại người Pháp này nữa.

Tổng cộng, Harry Haft đã trải qua 5 năm trong các trại tập trung. Khi Đức Quốc xã bắt đầu nếm mùi thất bại vào đầu năm 1945, Haft đã tìm cách trốn trại. Trên hành trình sinh tử này, anh đã giết một lính Đức, mặc quân phục của người này và chạy thoát.

Harry Haft, chiến thắng để sống trong trại tập trung.
Harry Haft, chiến thắng để sống trong trại tập trung.

Cuộc chiến nội tâm

Chiến tranh kết thúc, Harry Haft vẫn tiếp tục thượng đài. Năm 1946, tại Trại tạm cư của Đồng minh dành cho những người đào thoát vô gia cư, anh đăng ký tham gia một giải đấu quyền anh ở Munich (Đức) và giành được chức vô địch hạng nặng, trở thành  “võ sĩ xuất sắc” của giải đấu, được Tướng Lucius Clay của Mỹ trao giải thưởng.

Sau đó không lâu, anh lên đường đến Hoa Kỳ trên một con tàu mang tên Marine Marlin. Tại xứ sở mới, Haft kết hôn với một phụ nữ Mỹ, Miriam, có con và cố gắng luyện tập để trở thành một võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp.

Anh đã thắng 14/22 trận đấu trong hai năm làm võ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng sự nghiệp của anh đã kết thúc sau thất bại trước nhà vô địch hạng nặng Rocky Marciano. Tuy nhiên, sau đó Haft tiết lộ, một nhóm găng-xtơ đã vào phòng thay đồ ngay trước trận đấu và đe dọa tính mạng của anh nếu anh không chịu thua.

Thực hư không biết thế nào, nhưng có một cuộc chiến lớn hơn mà Haft không thể thắng. Năm tháng trôi qua, nhưng những gì diễn ra trong Thế chiến thứ Hai vẫn liên tục hành hạ anh.

Tuy nhiên, anh luôn kín tiếng về những gì đã trải nghiệm trong suốt thời kỳ Holocaust. Trong một kỳ nghỉ cùng gia đình, anh nói với con trai Alan của mình: “Một lúc nào đó, bố sẽ kể cho con nghe mọi chuyện”. Nhưng Alan phải chờ đến bốn thập niên sau mới biết những bí mật của cha mình.

Haft đã kể hết cho Alan nghe tất cả: Thời thơ ấu ở Belchatów, đã làm gì để sống sót trong các trại tập trung và làm thế nào đến được Hoa Kỳ. Alan đã đưa những câu chuyện của cha mình vào một cuốn sách, Harry Haft:

Survivor of Auschwitz, Challenger of Rocky Marciano (tạm dịch: Harry Haft: Người sống sót của Auschwitz, kẻ thách thức Rocky Marciano), ra mắt năm 2003, bốn năm trước khi Haft qua đời vì bệnh ung thư, thọ 82 tuổi.

Sau đó, tiểu thuyết gia người Đức tên là Reinhard Kleist đã chuyển thể tác phẩm của Alan thành cuốn tiểu thuyết đồ họa có tên The Boxer. Ngoài ra, câu chuyện của Haft cũng đã được đài HBO dựng thành phim The Survivor công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto vào mùa thu năm 2021.

Theo Allthatsinteresting

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.