Những cuộc đảo chính thảm khốc do Mỹ chống lưng

GD&TĐ - Sau một thời gian dài phục vụ trong quân ngũ dưới thời Tổng thống Mexico Porfirio Diaz, Victoriano Huerta đã trở thành một quan chức cao cấp dưới thời Tổng thổng Francisco I. 

Những cuộc đảo chính thảm khốc do Mỹ chống lưng

Cuộc lật đổ Huerta

Madero. Năm 1913, sau 3 năm xung đột đẫm máu khiến nhiều đời tổng thống Mexico liên tục bị lật đổ, đặc biệt sau những đợt bạo lực được gọi là “Mười ngày bi kịch”, tướng Victoriano Huerta dẫn đầu một âm mưu chống lại chính “ông chủ” của mình là Tổng thống Madero, người đã rất tin cậy Huerta.

Cuộc nổi dậy diễn ra ở Mexico City. Madero và anh trai là Phó Tổng thống Pino Suarez đều bị ám sát. Victoriano Huerta lên làm Tổng thống. Chế độ Huerta ngay lập tức bị các lực lượng cách mạng chống lại, đẩy Mexico vào cuộc nội chiến. Nước Mỹ, dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Wilson, với hy vọng về một cuộc bầu cử dân chủ ở Mexico, cũng tỏ ra rất lưỡng lự trong việc công nhận nhà độc tài này.

Một năm sau, sự kiện 9 thủy thủ Mỹ bị bắt do xâm phạm lãnh hải Mexico đã mở màn cho vụ rắc rối ngoại giao Tampico. Người dân Mỹ ở Mexico tuần hành khắp thành phố Mexico, kích động chỉ huy hải quân khu vực. Chính quyền Mỹ gửi tối hậu thư tới Mexico và bị từ chối. Tổng thống Wilson đã gửi lực lượng hải quân tới cảng Veracruz. Một trận đụng độ ngắn ngủi đã diễn ra, kết quả là quân Mỹ chiếm quyền kiểm soát thành phố và chỉ chịu rút khi Huerta từ chức.

Một thời gian sau, cơ quan tình báo Đức đã liên hệ với Huerta, với ý định sử dụng nhân vật này để khiến Mỹ sa lầy trong cuộc chiến với Mexico. Từ nơi cư trú mới của mình ở New York, Huerta vội vàng trở về Mexico và bị các lực lượng Mỹ bắt với những lời buộc tội được đưa ra một cách chóng vánh. Sau này, Huerta đã qua đời trong tù.

Chiến dịch Puerto Rico

Trong giai đoạn chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ, một số tài sản của Tây Ban Nha ở Tây bán cầu nằm trong khu vực xung đột giữa hai nước, trong đó có cả Puerto Rico, hòn đảo nhỏ vùng Caribe. Trước khi cuộc chiến diễn ra chưa đầy một tháng, lực lượng hải quân Mỹ đã tấn công San Juan và phong tỏa nơi này. Sau đó, bộ binh cũng được triển khai. Quân Mỹ nhanh chóng chiếm trọn hòn đảo mà chỉ thiệt hại có 7 người. Cuộc chiến kết thúc nhanh chóng. Tây Ban Nha nhượng lại nhiều phần lãnh thổ, trong đó có Cuba, Philippines, Guam và Puerto Rico.

Theo thỏa thuận, Mỹ chỉ tạm thời kiểm soát Cuba, nhưng nắm quyền kiểm soát vĩnh viễn ba vùng lãnh thổ còn lại. Gần như ngay lập tức, Puerto Rico được đặt dưới quyền lãnh đạo của nhiều quân nhân, với ý đồ “Mỹ hóa” cư dân trên mảnh đất này thông qua chương trình trường học và việc bắt buộc sử dụng tiếng Anh trong nhà trường. Phải mất 54 năm sau, Puerto Rico mới có được cuộc bầu cử một cách dân chủ, mặc dù vẫn thuộc lãnh thổ Mỹ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ