Xe tăng có cánh ra đời nhằm hỗ trợ hạng nặng cho lực lượng mặt đất một cách nhanh chóng. Cả Liên Xô, Nhật Bản và Vương quốc Anh đều thử gắn xe tăng lên tàu lượn nhằm đưa nó ra chiến trường nhanh nhất có thể. Năm 1942, Liên Xô phát triển Antonov A-40 Krylya Tanka, chiếc xe tăng lượn được kéo vào chiến trường nhờ một máy bay mẹ. Tuy nhiên, dự án bị hủy vì không máy bay nào đủ sức kéo Antonov A-40 tới vận tốc cần thiết. |
Thay vì sở hữu bánh xích, xe tăng ZIL-2906 và ZIL-4904 của Liên Xô được lắp bánh hình mũi khoan, giúp nó hoạt động tốt trong băng tuyết hoặc bùn lầy. Cả Đức, Mỹ và Anh đều phát triển loại phương tiện này nhưng chỉ Liên Xô hiện thực hóa được nó trong những năm 1960. Theo kế hoạch, phương tiện này sẽ được dùng để đưa tàu vũ trụ Soyuz của Nga trở lại căn cứ sau khi chúng hạ cánh. Tuy nhiên, dự án bị hủy khi vài nguyên mẫu ra đời. |
Quái vật Bigfoot được giới thiệu năm 1979 tại Mỹ và tiếp tục được phát triển trong những năm tiếp theo. Nó là mẫu xe uy lực được phát triển trên khung gầm xe tăng hạng trung M48 Patton của Mỹ. Nửa trên xe tăng được cải biến bằng chất liệu sợi thủy tinh. Động cơ và hộp số của nó cũng được nâng cấp để phù hợp cho mục đích trình diễn. |
Churchill Crocodile là tên cỗ xe tăng có khả năng phun lửa Anh sử dụng trong Thế chiến II. Khi hoạt động, nó mang theo 1.800 lít nhiên liệu và khí nitơ lỏng ở một bể chứa phía sau. Trên chiến trường, Churchill Crocodile sẽ phun lửa để diệt hỏa lực đối phương hoặc buộc địch đầu hàng. Ngoài ra, nó có thể chiến đấu như một chiếc xe tăng bình thường. Thùng chứa nhiên liệu phụ sẽ bị vứt bỏ để tăng tính cơ động của xe. |
Xe tăng Praying Mantis là biến thể của Universal Carrier, được quân đội Anh giới thiệu năm 1940. Mantis ra đời nhằm bắn hạ các mục tiêu nằm phía sau chướng ngại vật. Tuy nhiên, sau nhiều lần thử nghiệm, Anh quyết định hủy dự án vì tính khả thi của nó. Một nguyên mẫu đang được trưng bày ở bảo tàng xe tăng Bovington, Dorset, tây nam nước Anh. |
Tăng phá mìn Tricycle được phát triển từ mẫu xe tăng M4 Sherman của Mỹ. Nó được Washington và đồng minh sử dụng rộng rãi trong Thế chiến thứ 2, với gần 50.000 chiếc được sản xuất. Nhìn bề ngoài, xe tăng trông giống một chiếc xe lu với 2 bánh lớn phía trước và bánh nhỏ dài phía sau. Nó di chuyển với vận tốc 3 km/h khi dọn mìn và 10 km/h trên đường phẳng. |
Xe tăng cứu hỏa được phát triển từ 2 loại T-54 và T-55 của Liên Xô. Người ta bắt đầu sử dụng từ năm 1946 tới nay. Tăng cứu hỏa có một động cơ phản lực của máy bay MiG-21 hoặc MiG-15 để thổi nước hoặc vật chất chữa cháy vào ngọn lửa. Phạm vi hoạt của phương tiện chữa cháy này có thể lên tới 100 m. |
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô phát trển mẫu xe tăng Object 279 có khả năng chống được vũ khí sinh họa, vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân. Phần thân của xe tăng cong giúp nó chống được đạn xuyên giáp và ngăn nó bị lật trong vụ nổ bom hạt nhân. Nó có 4 hệ thống bánh xích dưới gầm để tăng khả năng thăng bằng của xe. |