Dù thảm họa, vẫn hoạt động đến năm 2000
Tuy nhiên, do tình trạng khan hiếm nhiên liệu và các xung đột với Nga, Ukraine buộc phải duy trì hoạt động của nhà máy Chernobyl – nguồn cung cấp năng lượng chính, chiếm 5% sản lượng điện của nước này. Tuy nhiên, họ không có tiền để trả lương cho nhân lực nhà máy, đây là một trong những lý do khiến ít nhất mỗi năm có tới 100 vụ tai nạn an toàn ở Chernobyl.
Năm 2000, 14 năm sau thảm họa Chernobyl với áp lực của cộng đồng quốc tế và lời hứa hẹn tài trợ 1 tỉ dollar để xây dựng 2 lò phản ứng mới, tổng thống Ukraine cuối cùng cũng quyết định đóng cửa nhà máy mãi mãi. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, công nhân làm việc tại nhà máy vẫn biểu tình phản đối quyết định đóng cửa nhà máy này.
Trận hỏa hoạn năm 1991
Do tình trạng vi phạm an toàn lao động, vi phạm các hiệp định an toàn, duy tu bảo trì bảo dưỡng kém và nhân sự hạn chế về kỹ thuật, nên vẫn có nhiều vụ tai nạn diễn ra sau thảm họa Chernobyl. Năm 1991, một loạt các vụ tai nạn đã diễn ra tại một máy phát hơi nước.
Ngọn lửa đã bắt đầu nhen nhóm khi các turbine hơi nước tạo dòng điện từ lò phản ứng số 2 được dừng lại để bảo trì. Điều này buộc lò phản ứng phải ngừng hoạt động, tuy nhiên do một sai lầm nào đó, thay vì tắt lò phản ứng thì các kỹ thuật viên đã bật nó lên. Một tia lửa điện đã lóe lên gây ngọn lửa trong phòng turbine, gặp hydrogen đã bốc lên làm toàn bộ mái của khu nhà chứa turbine bốc cháy. Một phần mái nhà sụp xuống, nhưng may mắn thay, ngọn lửa đã được dập tắt kịp thời trước khi nó kịp lan tới lò phản ứng.
(Còn tiếp)