Những chiến dịch nữ quyền kỳ quặc

GD&TĐ - Nhà hoạt động nữ quyền Catharine MacKinnon vô cùng căm ghét văn hóa khiêu dâm.

Những chiến dịch nữ quyền kỳ quặc

Nỗ lực chống khiêu dâm của Catharine MacKinnon

Nhà hoạt động nữ quyền Catharine MacKinnon vô cùng căm ghét văn hóa khiêu dâm. Bà cho rằng mọi tội lỗi xảy ra trên thế giới đều có căn nguyên từ khiêu dâm, gọi đó là thứ “khủng bố tình dục”. Bà MacKinnon từng phát biểu: “Hãy cho tôi biết một vụ lạm dụng phụ nữ, tôi sẽ chỉ cho bạn biết nó có nguyên nhân từ văn hóa khiêu dâm”.

Trong cuốn sách “Thế giới duy nhất” của mình, MacKinnon chỉ trích việc Điều luật sửa đổi Hiến pháp Mỹ đầu tiên và cho rằng chính điều sửa đổi này và luật tự do ngôn luận đã kích hoạt khủng bố bằng cách ngăn cản bà và các nhà hoạt động nữ quyền có chung tư tưởng cấm văn hóa khiêu dâm. Bị cản trở, MacKinnon tìm phương pháp khác để đề xuất chống khiêu dâm thông qua Luật Dân quyền. 

Năm 1983, chính quyền thành phố Minneapolis mời MacKinnon soạn thảo một điều luật dân sự chống khiêu dâm, trong đó định nghĩa khiêu dâm là vi phạm quyền công dân đối với phụ nữ. Điều luật này đã 2 lần được đưa ra trước Hội đồng thành phố Minneapolis và đều bị phủ quyết. Sau này, một pháp lệnh tương tự đã được đưa thành luật ở thành phố này, nhưng sau đó cũng bị tòa án loại trừ vì vi hiến.

Chống Định luật ánh sáng

Nhà hoạt động nữ quyền Luce Irigaray (sn 1930 tại Bỉ) tin rằng tất cả mọi kiến thức của môn Vật lý đều mang tính… phân biệt giới tính! Đặc biệt người phụ nữ này cho rằng trong vật lý học có một “âm mưu nam quyền” sâu rộng nhằm giới hạn sự phát triển của cơ học chất lỏng – mà bà cho rằng gắn liền với nữ tính – kém phát triển hơn lĩnh vực cơ học chất rắn. Irigaray cũng tin rằng các nhà vật lý nam cố tình không nghiên cứu cơ học chất lỏng vì sự khác biệt giữa cơ thể nam giới và nữ giới.

Là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Pháp từ năm 1964, sau này trở thành Giám đốc Viện Nghiên cứu Triết học Pháp, tuy nhiên khó có thể hình dung một học giả nghiên cứu nhiều lĩnh vực rộng lớn như triết học, ngôn ngữ học, ngôn ngữ tâm lý, chữa bệnh bằng phân tâm học, xã hội học và lý luận văn hóa như Luce Irigaray lại gọi phương trình vật lý lừng danh “E = mc2” là một phương trình… phân biệt giới tính! Theo Irigaray, công thức này có tính “thiên vị” vì nó được dành cho một yếu tố có khả năng đi nhanh hơn mọi vật chất khác trong vũ trụ.

Nhiều nhà hoạt động nữ quyền chỉ trích cách tư duy “bản chất luận” của Luce Irigaray. Tuy nhiên, có nhiều cuộc tranh luận nảy lửa đã diễn ra giữa các học giả về việc lý thuyết của Irigary về sự khác biệt giới tính có phải là một cách tư duy bản chất luận hay không. Nhiều người cho rằng các tác phẩm nghiên cứu của Luce Irigaray thể hiện đậm đà sự quan tâm của bà đến giới tính, sự khác biệt 
tình dục…

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ