Những chiếc trực thăng chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới

GD&TĐ - Ngày nay những chiếc trực thăng chiến đấu đã có thể được thay thế bằng những thiết bị bay không người lái. Tuy nhiên những chiếc trực thăng chiến đấu bộ binh vẫn được giữ lại và là một trong những cỗ máy chiến đấu hiệu quả nhất cho các trận đánh của bộ binh.

Trực thăng Mi-24 của Liên Xô
Trực thăng Mi-24 của Liên Xô

Việc sử dụng xe tăng, máy bay chiến đấu trong điều kiện chiến đấu trong rừng, trên sa mạc, trên núi hay đầm lầy thực sự không hiệu quả và chi phí lớn. Nhưng lại có thể thực hiện rất dễ dàng bằng việc đổ bộ từ trực thăng nhờ vào khả năng bay vào những vùng địa thế hiểm trở và hạ cánh trên những vùng đất hẹp.

Mi-24: Máy bay trực thăng phổ biến nhất hiện nay

Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1970, Mi-24 của Xô Viết đến nay được sử dụng cho quân đội của hơn 60 quốc gia và là máy bay được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Mi-24 còn được biết đến với cái tên khác là “Cá sấu”. Và hiện nay Nga đã phát triển các loại trực thăng chiến đấu tương tự, trong đó có Mi-35.

Mi-24 được sản xuất với số lượng lên đến 3,5 nghìn chiếc. Loại trực thăng này có độ tin cậy cao và có ưu thế về bảo trì, sửa chữa. Trong thời gian chiến tranh tại Afghanistan (1979-1989), các phi công Liên Xô đã không ít lần hạ cánh những chiếc trực thăng gặp sự cố trên một vùng đất nhỏ và tự sữa chữa, sau đó quay về căn cứ.

Trong điều kiện cần thiết, Mi-24 được trang bị súng máy, súng trường, tên lửa có điều khiển và không điều khiển loại “không đối không” hoặc loại “không đối đất”, các loại bom và bom chùm.

Mi-24 là loại trực thăng nhanh nhất trên thế giới. Năm 1978, phi công bay thử nghiệm Gurgen Karapetyan đã lập kỷ lục về tốc độ đạt 368,4km/h.

Hiện nay đã sản xuất gần 40 phiên bản cải tiến khác nhau của trực thăng Mi-24, trong đó có 6 phương án sử dụng xuất khẩu cho các nước hữu nghị CCCP trước đây. Phiên bản cải tiến Mi-35 hiện nay đang bay trên tất cả các châu lục, trong đó có cả Bắc Mỹ.

McDonnell Douglas AH-64 Apache. Trực thăng đa năng của Mỹ

Trực thăng McDonnell Douglas AH-64 Apache của Mỹ.
Trực thăng McDonnell Douglas AH-64 Apache của Mỹ. 

Chiếc trực thăng của Mỹ này được coi là đối thủ rất đáng gờm của “Cá sấu” Nga. Phiên bản cải tiến mới nhất của nó là Block III được trang bị hệ thống điều khiển bay siêu hiện đại, động cơ mạnh mẽ, cánh quạt làm từ vật liệu Composite cho phép tăng đáng kể khả năng tải trọng chiến đấu của trực thăng.

Nhờ vào việc sử dụng hệ thông định vị GPRS, trực thăng Mỹ định hướng một cách tuyệt vời vị trí mục tiêu cho dù chúng được ngụy trang tốt nhất. Một Ê kíp bay của Block III có khả năng trinh sát và tấn công các thiết bị bay không người lái, tạo thành một phi đội không quân thực sự tiêu diệt hỏa lực mạnh nhất tại vị trí của quân địch.

Giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, Mỹ đã sản xuất hơn 2 nghìn chiếc Apache với các phiên bản khác nhau. Và chúng được sử dụng cho quân đội của 15 nước và là trực thăng chiến đấu chính của các thành viên khối NATO.

Thường thì AH-64 Apache được trang bị súng máy tự động 30mm, tổ hợp tên lửa “Stinger” để thực hiện các trận chiến trên không, ngoài ra còn có tên lửa chống tăng “Hellfire”, đạn phản lực không điều khiển 70mm, và súng máy cỡ lớn.

Kawasaki OH-1 Ninja. Trực thăng Nhật Bản nhẹ nhất

Trực thăng Kawasaki OH-1 Ninja của Nhật.
Trực thăng Kawasaki OH-1 Ninja của Nhật. 

Loại trực thăng trinh sát – chiến đấu của Lực lượng không quân Nhật Bản có tính cơ động cao nhất, vì vậy nên được đặt với biệt danh là Ninja. Nhờ vào việc sử dụng kết cấu  chủ yếu từ vật liệu Composite đã giúp giảm khối lượng của cỗ máy chiến đấu này xuống dưới 2,4 tấn.

Sản xuất loạt năm 1998, Kawasaki OH-1 Ninja có chiều dài 13,4m; chiều rộng thân máy bay chỉ hơn 1m, làm cho Ninja rất khó bị tiêu diệt.

Tốc độ của trực thăng đạt 277km/h. Bên trong trực thăng hoàn toàn không được trang bị vũ khí, tuy nhiên nhờ vào 4 giá đặc biệt cho phép gắn vào chiếc trực thăng này các loại bom thường hoặc bom chùm, súng máy tự động, súng máy cỡ lớn, hệ thống tên lửa chống tăng. Tuy nhiên, tải trọng chiến đấu của OH-1 Ninja không vượt quá 130kg.

OH-1 Ninja được sản xuất tất cả 100 chiếc, được trang bị hệ hống quan sát màn hình màu, máy đo lazer, màn hình ảnh nhiệt mạnh, có thể phân biệt các mục tiêu di động ở khoảng cách siêu xa.

Ka-52 “Alligator”. Trực thăng không thể đánh bại của Nga

Trực thăng ka-52 Alligator của Nga.
Trực thăng ka-52 Alligator của Nga. 

Đây là phiên bản phát triển tiếp từ chiếc trực thăng huyền thoại Ka-50 “Cá mập đen”. Từ khi được bay thử năm 1997 đến nay, hơn 200 chiếc Ka-52 chưa có một chiếc nào gặp nạn hay bị bắn

Nhờ vào trang bị lặp hệ thống điều khiển cho từng thành viên trong phi hành đoàn giúp họ có thể điều khiển các chức năng cơ bản của quá trình bay, nó thực sự tiện lợi cho việc huấn luyện bay.

Từ năm 2016, Alligator được mang đến chiến trường Syria tại căn cứ Khmeimim, thực hiện các trận đánh lên các vị trí của phiến quân, hoặc các thiết bị quân sự hay lực lượng chủ lực của chúng.

Ngoài các loại vũ khí cơ bản được trang bị trên Mi-24 và Mi-35, thì Alligator còn được trang bị tên lửa chống tăng “Vortex” với tốc độ 610 m/s ở khoảng cách lên đến 4km, nhanh hơn 1,5 lần so với “Hellfire” của Mỹ.

Ka-52 có khả năng cùng lúc tiêu diệt nhiều mục tiêu và có khả năng tàng hình.

Eurocopter Tiger. Trực thăng siêu mạnh mẽ của Châu Âu

Trực thăng Aurocopter Tiger của Châu Âu
 Trực thăng Aurocopter Tiger của Châu Âu

Được đồng thiết kế bởi công ty Pháp –Đức Eurocopter, Tiger được đưa vào phục vụ mới chỉ từ năm 2003. Nhưng hiện nay đang là chiếc trực thăng chiến đấu mạnh nhất trên thế giới.

4/5 của Eurocopter Tiger được làm từ vật liệu Composite, có khả năng đạt tốc độ lên đến 278 km/h và bay 800 km không cần hạ cánh. Thân của chiếc “Tiger” này được làm từ nhiều lớp Kevlar có khả năng chặn các loại đạn xuyên giáp và ngăn phản xạ của sóng từ ra đa.

Trang bị cho cỗ máy chiến đấu này là pháo 30mm loại tiêu chuẩn. Bên ngoài thân máy bay cho phép gắn các loại đạn phản lực có điều khiển và không điều khiển cũng như các loại bom chùm.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ