Những câu hỏi nên và không nên đưa ra cho học sinh

GD&TĐ - Hệ thống câu hỏi trong từng bài học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp học sinh phát huy tính tích cực, hứng thú học tập.

Những câu hỏi nên và không nên đưa ra cho học sinh

Theo kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, thầy Trần Thanh Tường – Giáo viên Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp) – đưa ra những lưu ý về những câu hỏi nên và không nên sử dụng cho học sinh.

Những câu hỏi tạo hứng thú

Câu hỏi phải có tác dụng phát huy trí lực học sinh, đòi hỏi có sự động não mới làm sáng tỏ được những điều mà giáo viên đặt ra.

Câu hỏi dựa trên nền kiến thức cũ tạo cho học sinh kết nói, kế thừa giữa vốn kiến thức với việc tìm hiểu kiến thức mới.

Câu hỏi có tính định hướng làm học sinh hiểu rõ, hiểu đúng yêu cầu đặt ra. Cần thiết có hệ thống gợi ý, dẫn dắt để học sinh trả lời các ý, từ đó hoàn chỉnh vấn đề cần trả lời.

Câu hỏi phản tác dụng bài dạy

Có không ít câu hỏi được sử dụng đã tạo ra tác dụng ngược lại làm cho giờ dạy nhạt nhẽo, lủng củng, tốn thời gian, ví dụ:

Câu hỏi không dựa trên nền kiến thức cũ, làm học sinh lúng túng và thường phản ứng bằng cách đoán mò hoặc đọc sách giáo khoa tìm câu trả lời nhưng không có.

Câu hỏi không định hướng làm học sinh khó xác định hoặc xác định sai yêu cầu, điều này làm học sinh rối trí, mất nhiều thời gian đồng thời không hoàn thành được yêu cầu thầy giáo đặt ra. Dạng câu hỏi này thực tế dẫn tới người giải quyết vấn đề lại chính là giáo viên.

Đưa ra quá nhiều câu hỏi trong một bài học làm cho bài giảng nát vụn, mất tính hệ thống, giờ giảng bị căng thẳng, học sinh mệt mỏi, tốn nhiều thời gian, các kiến thức cốt lõi ít được giảng giải phân tích.

Các câu hỏi quá đơn giản, không có giá trị phát huy trí lực học sinh, các câu hỏi vụn vặt với những trả lời như có, không, đúng … Loại câu hỏi này đưa ra vừa làm mất thời gian vừa làm cho giờ dạy đơn điệu nhạt nhẽo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ