Những căng thẳng trên Vịnh Ba Tư có thể biến thành mối lo ngại toàn thế giới

GD&TĐ - Cuộc chiến tàu chở dầu, số phận của “Kế hoạch hành động chung toàn diện” có thể trở thành mối lo ngại của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tàu chở dầu RIAH bị Iran bắt giữ trên Vịnh Ba Tư.
Tàu chở dầu RIAH bị Iran bắt giữ trên Vịnh Ba Tư.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran mới đây đã tuyên bố về việc bắt giữ một tàu chở dầu nước ngoài tại quần đảo Larak thuộc Vịnh Ba Tư khi con tàu này đang chở khoảng 1 triệu lít dầu. Lúc này, trên tàu có 12 thủy thủ. Iran cho rằng đây là tàu buôn lậu dầu từ lãnh thổ quốc gia mình nên đã bắt giữ để điều tra.

Được biết, các lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran có nhiệm vụ giám sát sự di chuyển của các tàu chở dầu trên Vịnh Ba Tư, đảm bảo an ninh trong vùng biển Iran và chống lại các hành vi buôn lậu có tổ chức.

Có thông tin cho rằng, số của tàu chở dầu RIAH trùng với số ghi trên tàu chở dầu đã biến mất cuối tuần qua trên Vịnh Ba Tư, lá cờ Panama treo trên tàu cũng minh chứng cho sự trùng hợp này.

Các cuộc tấn công vào tàu chở dầu ở eo biển Hormuz (Hoa Kỳ luôn đổ lỗi cho Iran về những hành động này) có nguy cơ khiến các tuyến đường biển quan trọng kết nối các nhà sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông tới thị trường châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Do tình hình tại khu vực này ngày càng trở nên phức tạp, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện quân sự và kêu gọi quân Đồng minh hỗ trợ Washington trên khu vực Vịnh Ba Tư.

Mới đây, Washington đã tuyên bố bắn hạ một máy bay không người lái của Iran với lí do bảo vệ an toàn cho các tàu Mỹ. Máy bay không người lái Iran được cho là đã tiếp cận tàu đổ bộ USS Boxer của Mỹ ở khoảng cách quá gần.

Các chuyên gia cho rằng, cuộc chiến tàu chở dầu ở Vịnh Ba Tư không chỉ là vấn đề duy nhất đối với Iran mà nó còn gây lo ngại cho cộng đồng thế giới trong bối cảnh tương lai của Kế hoạch hành động toàn diện chung vẫn chưa rõ ràng.

Quan điểm của Nga về vấn đề này là không thay đổi: những bất đồng cần phải được giải quyết thông qua đối thoại. Đồng thời, Nga cho rằng, Iran hiện đang đóng vai trò quyết định trong việc “cứu rỗi” thỏa thuận hạt nhân này.

Đại diện của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo cho rằng Eo biển Hormuz có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với Iran mà đối với cả thế giới. Họ đã đưa ra cảnh báo rằng Tehran sẵn sàng thay đổi chiến thuật phòng thủ bằng những chiến thuật tấn công và họ sẽ chờ đợi sai lầm từ phía những đối thủ.

Theo TASS.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ