Đau bụng là một triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nhiều người chúng ta nghĩ rằng đau bụng là bệnh bình thường, không quan trọng. Tuy nhiên ẩn chứa sau những cơn đau bụng đó lại là một loạt các căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Vô sinh
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng... Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.
Thực tế, trong số các phụ nữ bị vô sinh, có tới 30-50% có tổn thương lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng...
Viêm ruột thừa cấp tính
Viêm ruột thừa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện thường thấy là đau bụng, đầu tiên cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị rồi lan xuống vùng hố chậu phải, và nó gây đau liên tục, âm ỉ và tăng dần, đau quặn và buốt.Viêm dạ dày cấp
Buồn nôn, nôn nhiều, ăn xong nôn ngay có dịch chua, thậm chí nôn ra máu. Ngoài ra, các triệu chứng khác dễ nhận biết như lưỡi sưng và miệng hôi.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Do viêm dạ dày cấp chỉ là phản ứng viêm hạn chế ở niêm mạc mang tính khởi phát và diễn biến nhanh do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Nhưng nếu quá trình này diễn biến nhiều đợt có thể gây viêm mãn tính vì niêm mạc bị phá hủy và tổn hại chức năng của hệ miễn dịch.
Sỏi thận, viêm thận
Viêm thận (viêm bể thận) là do di chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu gây viêm tiết niệu và di chuyển lên bể thận. Nguyên nhân khác như ứ đọng và tắc đường lưu thông của nước tiểu cũng có thể gây sỏi thận và u tuyến tiền liệt. Triệu chứng đau của bệnh này chủ yếu là đau lưng, sườn và bụng.
Đi tiểu dắt, buốt, màu nước tiểu bất thường, thậm chí tiểu ra máu. Với viên sỏi nhỏ, chúng ta có thể uống nhiều nước để đẩy nó ra ngoài, nếu không phải phẫu thuật để tránh sỏi tái phát, suy thận, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bệnh phụ khoa
Nếu bị đau đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, tiểu buốt, tiểu khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ thì có thể lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những triệu chứng này thường khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung - tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn), sa sinh dục, viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, giãn tĩnh mạch tiểu khung…
Đau bụng tâm lý
Bệnh này thường gặp ở trẻ em độ tuổi đi học. Thi thoảng các em bị lên cơn đau bụng nhưng sau khi kiểm tra y tế không thấy bất kỳ tổn thương nào. Bệnh khởi phát với những cơn đau lâm râm vừa phải. Người bệnh nôn nao, xanh, hay chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi. Thường thì đau bụng tâm lý không xác định được vị trí cụ thể, nó có thể đau từ thượng vị xuống hạ vị. Các chuyên gia cho rằng, do chấn thương tâm lý và cảm xúc, stress gây ra tình trạng này.
U nang buồng trứng, thai ngoài tử cung
Khi chưa có biến chứng thì khối u nang rất khó phát hiện và chỉ phát hiện khi chúng ta đi khám siêu âm phụ khoa định kỳ. Lâu dần được dẫn tới biến chứng xoắn u gây đau quặn bụng cấp tính, đau từng cơn dồn dập và tăng dần cường độ, kèm theo nôn, mất nước, chất điện giải… Đối với thai ngoài tử cung, khi thai chưa vỡ, phụ nữ thường thấy ra huyết và đau bụng, nhưng khi thai vỡ, bụng đau từng cơn liên tục và tăng dần khiến bệnh nhân có thể ngất xỉu. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.