Những bước chuẩn bị cho lộ trình 3 năm kết thúc thi “3 chung”

Những bước chuẩn bị cho lộ trình 3 năm kết thúc thi “3 chung”
Ngưỡng để đảm bảo chất lượng là yêu cầu mấu chốt trong tuyển sinh
Ngưỡng để đảm bảo chất lượng là yêu cầu mấu chốt trong tuyển sinh

Ngày thi, đợt thi, hồ sơ, lệ phí thi khi tuyển sinh riêng

- Các đợt thi chung và riêng sẽ được lấy ý kiến của các trường và quyết định trong hội nghị tuyển sinh sắp tới. Về cơ bản, các đợt thi chung vẫn như mọi năm là 2 đợt thi ĐH. Riêng đợt thi CĐ sẽ được bàn bạc xem có ghép chung với 1 đợt thi ĐH hay không. 

- Các đợt thi riêng do các trường sẽ đề xuất nhưng Bộ sẽ ấn định ngày thi, đợt thi và các trường có quyền thi trùng với đợt thi chung của Bộ tổ chức. 

- Về nguyên tắc các trường chỉ được tổ chức thi riêng 2 lần/năm. Theo đó, có thể sẽ có nhiều đợt thi ĐH nhưng theo lịch thi cụ thể, không thể tổ chức thi quanh năm.

- Bộ không quy định cụ thể khi các trường tổ chức thi riêng vì mỗi trường có một phương án tuyển sinh. Tuy nhiên, trong đề án các trường phải nêu rõ thời gian thi, lịch thi và địa điểm thi, phương thức đăng ký dự thi. 

- Bộ GD&ĐT không áp đặt việc tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh như thế nào. Lệ phí đăng ký dự thi và dự thi phải tuân thủ quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga

Thi riêng phải độc lập ngay từ đầu

(Thanh Niên): Thưa ông, tại sao Bộ lại quy định những trường tổ chức tuyển riêng không sử dụng kết quả thi chung do Bộ tổ chức? Trong khi luật Giáo dục ĐH cho phép các trường được vừa thi tuyển vừa xét tuyển, như thế những trường thi riêng vẫn có quyền được xét tuyển thí sinh từ kỳ thi “3 chung”?

- Mục đích của Bộ là muốn các trường đã tổ chức tuyển sinh riêng thì phải độc lập ngay từ đầu, không dính dáng gì đến kỳ thi 3 chung của Bộ nữa.

Như vậy, đến khi Bộ không còn tổ chức kỳ thi chung thì các trường cũng tự chủ được toàn bộ các khâu tuyển sinh. Hơn nữa, nếu các trường đã tổ chức thi riêng nhưng vẫn xét tuyển những thí sinh theo đề thi chung của Bộ thì không công bằng đối với thí sinh.

Tuy nhiên, những quy định của Bộ mới chỉ là dự thảo vì vậy các trường có thể góp ý, điều nào phù hợp thì sẽ thực hiện với tinh thần là không có rào cản nào cả.

Bộ không quy định đối tượng xét tuyển, cách xét tuyển mà do các trường tự đề xuất miễn là phải đảm bảo chất lượng.

Bộ cũng yêu cầu các trường gửi đề án tuyển sinh riêng, sau đó sẽ công khai để lấy ý kiến của toàn xã hội. Nếu phương án đó được đồng thuận thì sẽ được thực hiện.

(Thanh Niên): Bộ yêu cầu các trường phải quy định ngưỡng tối thiểu để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Vậy “ngưỡng tối thiểu” đó là gì?

Phương án tuyển sinh của các trường rất đa dạng, có trường thi tuyển, có trường xét tuyển, có trường vừa thi vừa xét vì vậy mỗi trường có một ngưỡng tối thiểu đảm bảo chất lượng khác nhau. Bộ không áp đặt ngưỡng tối thiểu đối với các trường tổ chức thi riêng.

Ngưỡng này do các trường tự đề xuất và phải được xã hội chấp nhận. Các chuyên gia của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cũng sẽ xem xét ngưỡng đó có đảm bảo chất lượng tuyển sinh hay không.

Dù thi theo phương án nào, vẫn cần ngưỡng để đảm bảo chất lượng

Lợi ích của người học là mục tiêu trong mỗi mùa tuyển sinh
Lợi ích của người học là mục tiêu trong mỗi mùa tuyển sinh

(Thanh Niên): Thưa Thứ trưởng, nếu các trường tổ chức thi riêng ra đề thi dễ, lấy điểm chuẩn cao nhằm chứng minh với xã hội chất lượng tuyển sinh của trường là tốt thì Bộ có kiểm soát được không?

- Chúng tôi sẽ kiểm soát ngay từ khi các trường gửi đề án tuyển sinh riêng. Trong đề án tuyển sinh này các trường phải trình bày cụ thể môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài đối với mỗi môn thi đặc biệt là các điều kiện đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Các phương án tuyển sinh phải chứng minh được tính khách quan thì mới được chấp nhận.

(Tiền Phong): Dư luận xã hội đang rất băn khoăn về việc đảm bảo chất lượng của 2 kỳ thi riêng. Ý kiến của Thứ trưởng về vấn đề này là như thế nào?

- Khi tuyển sinh riêng, các trường phải làm thế nào để lựa chọn đúng thí sinh có năng lực để học ngành nghề đặc trưng theo đúng yêu cầu.

Bộ GD&ĐT đã đưa ra ngưỡng để đảm bảo chất lượng đào tạo mà bất kỳ phương án tuyển sinh riêng nào cũng phải tuân thủ. Khi xây dựng đề án, các trường phải nói rõ ngưỡng đó của mình như thế nào. Bộ không thể đưa ra một ngưỡng chung vì phương án của các trường đưa ra rất phong phú. 

Các trường đã đưa ra ngưỡng tuyển sinh của mình thì không được xét tuyển dưới ngưỡng đó, cũng không được xét từ trên xuống chỉ cốt để lấy đủ chỉ tiêu. Ví dụ, không thể chỉ có 600 người đăng ký thi mà lấy cho đủ 500 chỉ tiêu nếu chỉ có 200 người đạt ngưỡng.

Ngưỡng như thế nào thì khi xây dựng phương án thi riêng, các trường phải nói rõ. Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ lấy ý kiến tham khảo rộng rãi, khi dư luận đồng tình thì ngưỡng đó sẽ được chấp nhận và cấp giấy xác nhận cho phương án thi đó.

(Tiền Phong): Như Thứ trưởng đã nói, ngưỡng của từng trường do trường tự đặt ra khi xây dựng phương án tuyển, vậy vai trò quản lý của Bộ GD&ĐT là như thế nào? 

- Về mặt quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT sẽ khống chế bằng những quy định để chất lượng đầu vào không quá thấp.

Cụ thể là: Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức, cá nhân là cán bộ giáo viên của nhà trường tổ chức luyện thi; Không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch; Phối hợp để tổ chức tốt công tác kiểm tra giám sát; Công bố rộng rãi phương án tuyển sinh để xã hội giám sát”...

(Tiền Phong): Thưa Thứ trưởng, Bộ GD&ĐT cho phép các trường thi riêng có phải là nới lỏng một số trường khỏi 3 chung không?

- Luật Giáo dục Đại học đã quy định về việc giao quyền tự chủ cho các trường và đó là việc phải làm, vì trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT chuyển từ việc trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị năng lực và tư duy.

Phương pháp thi cũ chỉ phù hợp với việc trang bị kiến thức; nay chúng ta phải đổi mới để phù hợp với cách dạy và học mới ở phổ thông. Nếu không thay đổi cách thi thì không thể thay đổi cách học, vì học sinh chỉ nhắm vào thi. 

(Tiền Phong): Nếu các trường cứ “yên tâm” mãi thì kỳ thi 3 chung có kéo dài mãi không, thưa Thứ trưởng?

- Câu trả lời là không! Sắp tới các trường phải làm, vì đó là một khâu trong quá trình đào tạo. Khi Bộ GD&ĐT đã đưa ra lộ trình là 3 năm nữa kết thúc thi 3 chung thì các trường phải suy nghĩ, đầu tư. 

(Tiền Phong): Vậy theo Thứ trưởng, có thể lý giải thế nào khi một số trường ngoài công lập lại hào hứng với thi tuyển sinh riêng?

- Đó là những trường gặp khó khăn trong tuyển sinh và họ nghĩ là tự thi tuyển sinh sẽ tuyển được thí sinh phù hợp với trường họ, tuyển sinh được phù hợp ngành nghề và thực hiện trách nhiệm tự chủ... Bộ rất hoan nghênh các trường này và sắp tới các trường công lập cũng phải làm như vậy nhưng Bộ GD&ĐT để “hành lang” 3 năm là để các trường và thí sinh đang học phổ thông kịp chuẩn bị.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.

* Mời bạn đọc tham gia diễn đàn tuyển sinh đại học 2014

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Quy định về tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã trả lời các phóng viên báo, đài về những vấn đề liên quan đến Dự thảo.

Báo GD&TĐ xin trích đăng một số nội dung phỏng vấn của lãnh đạo Bộ GD&ĐT về các phương án tuyển sinh, vai trò của Bộ GD&ĐT trong việc bảo đảm chất lượng khi tuyển sinh riêng… trên các báo: Thanh Niên, Tiền Phong.

PV (TH)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.