Những bức ảnh về lối sống tối giản của người Nhật

GD&TĐ - Phong cách sống tối giản, “ít hơn tức là nhiều hơn” giúp cuộc sống trở nên đơn giản, bớt phiền hà khi không phải mất nhiều thời gian cho việc chăm sóc nhà cửa, lau dọn đồ đạc, mua sắm.

Những bức ảnh về lối sống tối giản của người Nhật

Minimalism là một trào lưu khuyến khích mọi người chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết ở mức tối giản đang phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản. Chủ nghĩa tối giản có ý nghĩa lớn ở Nhật Bản, bởi việc giữ một đống tài sản đắt tiền ở đất nước thường xuyên bị động đất là điều không thực tế.

Dẹp hết những đồ đạc lỉnh kỉnh, bề bộn trong nhà, căn hộ của những người theo chủ nghĩa tối giản thường chỉ có những vật dụng cần thiết nhất cho cuộc sống và có thể thu gọn tối đa. Điều đó giúp cho họ có không gian sống thoáng hơn, thoải mái hơn.

Có thể phong cách sống tối giản này không phù hợp với mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, nó gợi lên một ý tưởng rất hay: Tối giản tư duy. Khi giản lược những gì không cần thiết trong tâm trí, những thức còn lại sẽ được xử lý tốt hơn, tối ưu hóa hiệu quả làm việc. Đồng thời, điều đó cũng giúp cho mối cá nhân thanh thản, hạnh phúc hơn.

Người Nhật Bản ngủ trên những tấm nệm có thể thu gọn vào khi không dùng đến.

Chăn nệm được gấp gọn gàng và cất vào tủ khi không dùng tới.

Tủ lạnh của người theo chủ nghĩa tối giản không có quá nhiều đồ ăn.

Tủ đựng đồ trong nhà tắm chỉ chứa những vật dụng cần thiết nhất.

Phòng tắm quá đơn giản?

Bậu cửa sổ cũng trở thành nơi chưa đồ lý tưởng.

Mọi góc trong phòng đều được tận dụng.

Chỉ có một người trong căn hộ, dụng cụ nhà bếp được cất giữ ngăn nắp chỉ trong một ngăn kéo.

Việc vệ sinh nhà bếp sẽ đơn giản hơn khi bạn có ít đồ đạc.

Phòng khách đơn giản chỉ có 1 bàn và 1 ghế.

Thậm chí họ không cần ghế.

Tối giản là tốt nhất…

Nhưng không có nghĩa là không cần trang trí…

Càng ít đồ đạc bạn càng có nhiều không gian sống.

Cách sắp xếp đồ đạc giúp bạn dễ dàng tìm thấy mọi thứ khi cần.

Treo đồ đạc lên cao để tiết kiệm không gian là một phương pháp phổ biến trong chủ nghĩa tối giản.

Những thứ giống nhau được sắp xếp cùng nhau.

Mỗi vật dụng trong ngôi nhà của người theo chủ nghĩa tối giản đều có một công dụng riêng và một vị trí riêng.

Cuộc sống đơn giản với những thứ thật sự cần thiết mang một vẻ đẹp riêng…

Không tốn thời gian để quyết định dụng chiếc nồi nào để nấu món gì. Không có sự phiền nhiễu, tâm trí của bạn thật khoáng đạt và sáng suốt.

Theo cafeF

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.