Robocop (1987)
Được xem là tác phẩm điện ảnh hay nhất năm 1987, dù lấy đề tài robot nhưng phim lại đề cập đến những khía cạnh rất nhân văn trong thế giới con người.
Viên cảnh sát Murphy phải trải qua những cú shock tinh thần vì nhận ra cơ thể đã biến thành một cỗ máy, sau đó lại chịu những dằn vặt về vị trí của mình trong xã hội.
Mặc cho những cố gắng đổi mới từ kịch bản và “bồi đắp” bằng kĩ xảo tiên tiến thì phiên bản reboot năm 2014 vẫn không thể qua mặt được đàn anh của nó.
Khi nhắc tới sự ra đi đột ngột của Robin Williams , nhiều người lại nhớ về câu thoại nổi tiếng trong Bicentennial Man: “Tôi muốn chết như một con người, còn hơn là mãi bất tử như một cỗ máy”.
Đây là bộ phim lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của khán giả, từ câu chuyện một robot có vòng đời 200 năm mà từ đó gợi lên bao bài học về tình người, tình yêu, định kiến, nô lệ…
Được làm người, điều tưởng chừng như hiển nhiên với hơn 7 tỉ sinh mệnh trên đời thì đó lại là một điều xa xỉ với Andrew – một robot tưởng chừng hoàn hảo.
Những người mắc chứng sợ những thứ nhầy nhụa sẽ phải “khóc thét” khi chứng kiến tạo hình đáng sợ của Sentinel, hay còn được gọi là Squiddy, mô phỏng một con bạch tuộc máy với sự chính xác chết người.
Tuy nhiên, điều đáng sợ hơn chính là những chương trình máy móc “bị lỗi” đằng sau chỉ đạo chúng, những trí tuệ nhân tạo một ngày kia chán việc phục vụ con người và quyết định không để mình bị… đàn áp nữa.
Ba tập phim dài hơi của Ma trận là ví dụ mẫu mực cho một tác phẩm hành động viễn tưởng kinh điển, bao hàm nội dung “căng não” cùng những cảnh quay trau chuốt, kĩ xảo đi trước thời đại.
Được cái tên Steven Spielberg trực tiếp đứng đằng sau chỉ đạo, câu chuyện về một robot biết yêu trong hình hài một đứa trẻ có khả năng lay động bất cứ tâm hồn nào.
Tình bạn của David với chú gấu bông máy Teddy, tình yêu thương vô hạn với sự ngây thơ của một đứa trẻ, tình yêu non nớt và trong trắng giữa David và Monica vượt qua mọi rào cản kể cả về giống loài đã làm nên những thước phim cảm động và đáng nhớ nhất.
Năm 2035, robot vẫn tuân theo Ba Điều Luật của Isaac Asimov nhằm tránh việc chúng gây tổn hai cho con người. Điều gì tới cũng sẽ tới, khi những rạn nứt giữa con người và robot xuất hiện vì sự hồ nghi và bất mãn thì mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ.
Will Smith đã sắm cho mình vai diễn đáng nhớ là một thám tử đầy thành kiến robot nhưng rồi cuối cùng lại sát cánh cùng một robot mang tên Sonny trong nhân dạng con người.
WALL-E vốn là một một người máy quét dọn bị cả thế giới lãng quên trong biển rác. Bên cạnh việc xây dựng tình yêu giữa hai robot không hề “thua chị kém em” về độ nồng cháy so với tình yêu con người thì bộ phim cũng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về tình trạng ô nhiễm môi trường và cách sống lười vận động của con người khi quá phụ thuộc vào máy móc.
Đây là sự kết hợp ngọt ngào giữa Disney và Marvel, khi cho ra đời một tác phẩm hoạt hình mới lạ và chứa đựng những bài học giáo dục ngay trong những khoảnh khắc hài hước nhất.
Tạo hình quá sức đáng yêu của robot Baymax cũng chính là một trong những yếu tố khiến nhân vật này trở thành hình tượng tiếp theo hút khách của phim, khi gửi gắm trong đó là tình yêu thương của anh trai với em trai và cả những ước mơ tuổi trẻ còn đang dang dở.
Rõ ràng, Baymax không chỉ đơn giản là một robot y tế hay một cỗ máy chiến đấu, anh chàng to béo đáng yêu này đã trở thành một người bạn có một vị trí không thể mất đi trong lòng cậu bé Hiro.
Có vẻ như sau thành công của District 9 thì đạo diễn Neil Blomkamp vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của chính mình, tuy nhiên ý tưởng về một robot được lập trình lại với tư duy của một đứa trẻ thì mặt khác lại rất đáng khen.
Người ta có thể không hài lòng với kịch bản, không thể theo kịp mạch truyện được phân bổ càng về sau càng rối rắm nhưng không ai phủ nhận sức hấp dẫn đến từ tâm hồn trong sáng của một đứa trẻ dưới hình dạng một cỗ máy. Bộ phim hiện đang công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.