Da
Lão hóa da thường bắt đầu xuất hiện khi chị em bước vào tuổi 25 và biểu hiện rõ nhất ở độ tuổi 30. Những dấu hiệu của lão hóa da thường là: da xuất hiện nhiều nếp nhăn, ngày càng trùng xuống; lỗ chân lông to; bề mặt da sần sùi, không mịn màng, căng bóng; Màu da không đều, xuất hiện nhiều vết nám và tan nhang; các vết thương trên da trở nên khó lành.
Cổ và vùng da ở cổ là vùng da dễ bị tổn thương nhất vì ngoài nhạy cảm, nó còn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Mắt
Với những cơ quan nhạy cảm trong cơ thể như mắt, có thể nhận thấy quá trình lão hóa từ tuổi 40 và rõ rệt nhất ở độ tuổi 50 - 60 với các biểu hiện tăng số kính nhìn gần và giảm thị lực nhìn xa. Quá trình lão hóa mắt còn được thúc đẩy nhanh bởi tác động của môi trường làm việc, môi trường ô nhiễm khói bụi và việc bổ sung thiếu các chất dinh dưỡng hàng ngày. Lão hóa mắt có thể bắt đầu từ từ với những biểu hiện như mờ mắt, mỏi mắt, khô mắt… và lâu dài có thể dẫn đến các bệnh mắt nguy hiểm như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng với nhiều nguy cơ mù lòa tiềm ẩn.
Mũi
Giai đoạn mũi đẹp nhất là khoảng từ 20 - 45 tuổi. Sau 45 tuổi, bạn sẽ thấy hình dáng mũi của mình bị thay đổi, sống mũi dẹt xuống, lỗ mũi sa và mũi có vẻ to hơn trước.
Lý do: Giống như da, cơ thịt và các mô mềm khác, mũi cũng bị lão hóa theo thời gian, cộng thêm khung xương dần thu nhỏ lại khiến các mô mềm ở mũi thiếu đi khung đỡ.
Răng miệng
Từ độ tuổi 30 trở đi, nướu bắt đầu hoạt động kém, dần mất khả năng giữ răng. Răng trở nên giòn, dễ gãy, với một số người có thể xuất hiện các vết nứt, mòn trên bề mặt răng, gây cảm giác ê buốt, đau buốt khi nhai. Khoang miệng giảm tiết nước bọt khiến nhiều người gặp khó khăn khi nuốt. Các triệu chứng của lão hóa răng: răng lung lay, đau nhức, khó chịu; chảy máu chân răng; răng bị sâu…
Ngực
Ở tuổi độ tuổi 25, ngực bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa. Các tổ chức và mô mỡ ở ngực bắt đầu suy yếu và giảm đi khiến ngực có xu hướng chảy xệ xuống, thiếu sự săn chắc, kích thước thay đổi...
Tóc
Dấu hiệu lão hóa tóc được biểu hiện rõ nhất sau tuổi 30. Biểu hiện dễ thấy nhất đó là tóc bị mỏng đi, không còn độ bóng mượt, thậm chí màu tóc tự nhiên cũng bị thay đổi so với trước.
Nguyên nhân được các nhà khoa học đưa ra là do yếu tố cơ địa, di truyền, thay đổi nội tiết tố, sử dụng hóa mỹ phẩm như thuốc nhuộm tóc…
Não bộ
Theo nhiều nghiên cứu, não bắt đầu làm việc chậm lại từ độ tuổi 27 với những biểu hiện như suy giảm khả năng lập kế hoạch và ghi nhớ. Từ 40 tuổi trở đi, năng lực của não bộ bắt đầu suy yếu, trí nhớ bị ảnh hưởng, mất khả năng tập trung và phối hợp…
Buồng trứng
Sau 35 tuổi, bạn sẽ nhận thấy rõ những biểu hiện lão hóa của buồng trứng. Theo đó, sau 35 tuổi, chức năng hệ bài tiết buồng trứng kém đi, kinh nguyệt không đều, sắc mặt tối sạm, tóc gãy rụng, eo và lưng nhức mỏi, ngực nhỏ… Nghiên cứu khoa học cho biết, buồng trứng là cơ quan duy nhất bài tiết estrogen và progesterone. Trong khi đó, tình trạng của estrogen và progesterone sẽ quyết định mức độ trẻ trung, xinh đẹp hay lão hóa của nữ giới.
Cột sống
Kể từ sau 35 tuổi, cột sống bắt đầu suy giảm chức năng. Tình trạng cong vẹo cột sống xuất hiện kéo theo nhiều bệnh tật khác. Theo nghiên cứu, tỉ lệ cong vẹo cột sống ở nữ giới thường cao hơn gấp 3-4 lần ở nam giới. Lý do là do cột sống của phụ nữ khá yếu, rất dễ bị tổn thương. Bệnh về cột sống còn ảnh hưởng tới mạch máu não và sức khỏe tâm lý.
Những người có thói quen đứng bắt chéo chân dễ bị cong, gù lưng, do cột sống lưng và cột sống ngực chịu áp lực không đồng đều, lâu ngày dẫn tới chèn ép dây thần kinh cột sống. Ngoài ra, bắt chéo chân cũng gây trở ngại cho việc lưu thông máu ở chân, khiến cho tĩnh mạch vùng chân bị căng phồng.
Tổng hợp