Những bí ẩn thiên nhiên mà khoa học còn phải “bó tay”

9 hiện tượng của thiên nhiên này vẫn là một câu hỏi khó mà chưa có đáp án đối với khoa học.

Những bí ẩn thiên nhiên mà khoa học còn phải “bó tay”

Thiên nhiên luôn ẩn chứa các bí ẩn thách thức các nhà khoa học. Mặc dù hiện nay khoa học đã rất phát triển những các nhà khoa học vẫn đang "điên đầu" để giải thích các hiện tượng kỳ bí mà đôi lúc còn được gọi là "phép màu".

1. Hàng tỷ sinh vật biển

Hàng tỷ vi sinh vật được biết đến với cái tên "thủy thủ bên gió" đã trôi dạt đầy bờ biển phía Tây.

Những sinh vật biển xanh này đã dạt đến với số lượng lớn, đến cả hàng tỷ. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra và không ai biết chúng đến từ đâu.

2. Mưa động vật

Đã có nhiều trường hợp kỳ lạ ghi nhận hiện tượng động vật rơi xuống từ trên trời. Mùa hè năm 2000 tại Ethiopia hàng triệu con cá cả sống lẫn đã chết trút xuống như một trận mưa gây khó chịu cho người dân bản địa. Hầu hết các "cơn mưa động vật" được cho là do lốc xoáy hoặc các trận bão lớn có khả năng hút nước từ các con sông kèm theo nạn nhân là những đàn cá lớn.

Những bí ẩn thiên nhiên mà đến khoa học còn phải “bó tay”
Mưa động vật

Tuy nhiên giả thuyết này vẫn thách thức giới khoa học vì hầu hết mỗi trận mưa thế này chỉ độc nhất 1 loại động vật như cá chích, ếch hay chim. Có vẻ như hiện tượng này không phải do tự nhiên gây ra một cách ngẫu hứng.

3. Vùng đất im lặng

Khu vực hoang mạc Bolson de Mapimi, Mexico mênh danh là vùng đất im lặng với nhiều hiện tượng bí ẩn liên quan tới sóng radio. Năm 1970, căn cứquân sự Mỹ tại Utah đã phóng thử nghiệm tên lửa, nhưng nó ngay lập tức bị đi chệch hướng và đâm xuống sa mạc.

Người ta nói rằng tên lửa này đã bị nhiễm phóng xạ. Người ta cho biết không một tín hiệu vô tuyến, TV, sóng ngắn, tín hiệu vệ tinh nào có thể lọt vào khu vực này. Người ta cũng cho biết có nhìn thấy nhiều sinh vật hình người vàng hoe xuất hiện trong khu vực.

4. Hàng triệu con sứa biến mất

Tọa lạc trên đảo Eil Malk ở Palau, hồ Sứa là một hồ nước biển kết nối với các đại dương thông qua một mạng lưới các vết nứt và đường hầm. Mỗi ngày có hàng triệu con sứa di chuyển vào trong hồ nhưng trong 2 năm1998 đến năm 2000, không thể tìm thấy bất kỳ một cá thể sứa nào ở đây.

Những bí ẩn thiên nhiên mà đến khoa học còn phải “bó tay”
Hàng triệu con sứa biến mất một cách bí ẩn

Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

5. Vòng tròn thần tiên ở Namibia

Trên các đồng cỏ khô cằn của sa mạc Namib, Namibia là những vòng tròn khổng lồ, có đường kính từ 2 m đến 15 m, được sắp xếp như hình tổ ong trải dài 2.500 km. Những vòn tròn bí ẩn này khiến các nhà khoa học đau đầu do không tìm được nguyên nhân, mặc dù có nhiều các giả thiết đã được đặt ra. Người dân nơi đây nói rằng các vòng tròn thần tiên không gì khác chính là dấu chân để lại trên trái đất của các vị thần.

6. Thác máu, Nam Cực

Những bí ẩn thiên nhiên mà đến khoa học còn phải “bó tay”
Thác máu Nam Cực

Thác Máu, nằm trong thung lũng khô McMurdo thuộc phía đông Nam cực, từ từ đổ từng dòng nước màu đỏ máu xuống hồ băng Taylor Glacier và Bonney trắng muốt. Đây thực sự là một khung cảnh có thể gây hoảng hốt, kinh sợ nhưng rất đáng chiêm ngưỡng đối với bất cứ ai. Du khách muốn đến hồ băng Taylor Glacier để ngắm dòng thác độc đáo này chỉ có thể đi bằng trực thăng từ trạm McMurdo hoặc Scott Base, hay lên tàu du lịch ở biển Ross.

7. Tiếng mèo kêu

Tiếng mèo kêu được xếp hạng trong số những âm thanh bí ẩn nhất trên thế giới từng biết. Khoa học không thể tìm ra cách thức chúng sử dụng âm thanh này như thế nào vì mèo thường kêu “meo meo” bất kể chúng được vuốt ve, khi đói cũng như khi sợ hãi, nghỉ ngơi…, thậm chí cả lúc sinh nở.

8. Biển tình nhân, Mexico

Playa del Amor (Biển tình nhân) nằm ở quần đảo Marieta ngoài khơi Mexico. Nơi đây được hình thành từ kết quả một vụ nổ bom trong thập niên 1990. Qua thời gian, thủy triều bồi đắp lỗ hổng này với cát và nước, tạo nên điểm du lịch chẳng khác nào chốn thần tiên trên hạ giới.

Bãi biển tình nhân Playa Del Amorn nhìn từ bên ngoài gần như bất khả xâm phạm. Tuy vậy, du khách có thể đến đây thông qua một đường hầm dài 24 m nối bãi biển hoang sơ với đại dương.

9. Thành phố Panama đầy mây

Những bí ẩn thiên nhiên mà đến khoa học còn phải “bó tay”
Thành phố Panama đầy mây

Cùng ngày với cơn bão tuyết hiếm có ở Lybia năm 2012, một đợt mây kỳ lạ tựa như sóng thủy triều đã chiếm lĩnh toàn bộ bãi biển thành phố Panama.

Nhiều giả thuyết cực đoan được đưa ra nhưng không ai giải thích được hiện tượng ma quái này.

Theo Khỏe &Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ