Những bài học thiết thực chống nạn xâm hại trẻ em nam

GD&TĐ - Isaac, một cậu bé 15 tuổi, nhìn theo một nhóm đàn ông nắm túm lấy một cô gái trẻ. Đó là vào một đêm giao thừa đông đúc ở Kibera, khu ổ chuột lớn nhất của Kenya, và cậu biết là cô gái đang gặp rắc rối. Vì đã được dạy phải can thiệp khi chứng kiến cảnh bị ức hiếp, Isacc gọi sự trợ giúp từ một người khác để giúp cô gái đương đầu với nhóm người kia. “Họ phản ứng vì cho rằng cô gái là do họ “tóm” được và họ phải hiếp cô ấy” - Isacc nói. Sau 20 phút, họ để cô gái đi…

Trẻ em nam cần được dạy cách phòng chống xâm hại
Trẻ em nam cần được dạy cách phòng chống xâm hại

Thay đổi thái độ

Những câu chuyện bạn nghe được sẽ gây sốc, Anthony Njangiru, điều phối viên khu vực cho Ujamaa, tổ chức phi lợi nhuận ở Kenya chuyên đào tạo những cậu bé như Isaac để giúp ngăn chặn bạo lực lên phụ nữ và các bé gái ở các khu ổ chuột của thủ đô Nairobi. Tuy nhiên “không phải ai cũng may mắn như cô gái trẻ kia”, Anthony nói.

Ông Njangiru, giáo viên của chương trình “Khoảnh khắc thử thách của bạn” dành cho các cậu bé trong trường phổ thông cơ sở tuổi từ 14 đến 18. Ông là một trong rất nhiều giáo viên ở đây và các lớp học dạy về mọi thứ từ giáo dục về tình dục tới các niềm tin sai lầm về hiếp dâm, sự ưng thuận cũng như cách thức can thiệp khi chứng kiến một vụ tấn công tình dục xảy ra.

Đối với các cậu bé, tuổi từ 10 đến 13, một chương trình khác được tổ chức mang tên Nguồn sức mạnh, tập trung trước hết vào việc dạy về những thay đổi trên cơ thể. Khóa học diễn ra 2 giờ hàng tuần, và kéo dài trong 6 tuần, và mỗi lớp được chia làm hai nhóm nam nữ riêng biệt, với các bé gái được dạy các kỹ năng riêng dành cho mình.

Kể từ khi mới bắt đầu đến nay, Ujamaa đã dạy được 250.000 HS đến từ trên 300 trường phổ thông ở Nairobi. Đối với các em nam, mục tiêu giáo dục cuối cùng là thay đổi nhận thức và thái độ của các em về các bạn nữ. “Nếu các bé trai và nam giới là một phần của vấn đề, thì họ cũng là một phần của giải pháp. Họ có thể là những người đầu tiên tạo ra thay đổi”- ông Njangiru nói

Dạy trẻ cách phòng vệ chống lại kẻ tấn công
Dạy trẻ cách phòng vệ chống lại kẻ tấn công 

Tự tin nói “Không”

Sau khi tham gia các lớp học về “Khoảnh khắc thử thách của bạn”, tỉ lệ thanh niên nam tham gia ngăn chặn khi chứng kiến các vụ tấn công bạo lực và tình dục tăng từ 26% lên 74%. Họ cũng không có xu hướng ủng hộ những niềm tin sai lầm về tấn công tình dục như trước; đồng thời số vụ cưỡng hiếp gây ra bởi nhóm bạn trai của nạn nhân và bạn bè của họ cũng giảm hẳn.

Trong khi đó, số lượng các nạn nhân của các vụ hiếp dâm được công bố cũng giảm 51% kể từ khi các bé gái được tham gia vào dự án hỗ trợ.

Bạo lực đối với phụ nữ

Quấy rối tình dục đã trở thành một vấn đề toàn cầu, và những chương trình giáo dục thanh niên cách nhận ra và phòng tránh bạo lực tình dục như thế này ở Kenya Sexual dường như đang chứng tỏ có hiệu quả.

Bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề lớn ở Kenya. Nó trở nên nghiêm trọng hơn khi bước chân vào các khu ổ chuột ở Nairobi, nơi mà một nghiên cứu cảnh báo gần 1/4 bé gái sẽ trở thành nạn nhân của các vụ tấn công tình dục năm trước đó.

Khóa học của tổ chức Ujamaa được thiết kế theo chương trình No Means No Worldwide, một sáng kiến nhằm giảm bạo lực tình dục ở thủ đô của Kenya.

Năm 2010, họ bắt đầu dạy các HS nữ ở Nairobi cách nói “không” cũng như cách nhận biết nguy hiểm và thoát khỏi nó.

Nếu sau khi các em nói “không” mà vẫn tiếp tục bị quấy rối, các em được học các kỹ năng phòng vệ chẳng hạn nhắm vào các điểm yếu của đối phương như mắt, háng và đầu gối để chống lại kẻ tấn công mình.

Làm điều nên làm

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn các vụ quấy rối là do các bạn trai của nạn nhân và bạn bè của mình thực hiện. Vì vậy tổ chức Ujamaa mở rộng chương trình của mình tới đối tượng là các trẻ em nam, bởi vì như ông Njangiru nói, chính thái độ đã ăn sâu vào tâm hồn những thiếu niên này là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực tình dục.

“Trong xã hội châu Phi, đàn ông được nuôi dạy với niềm tin rằng phụ nữ không có gì để nói, rằng đàn ông luôn là số 1. Vì vậy, điều chúng ta cần làm trước hết là phải thay đổi suy nghĩ đó” - Njangiru giải thích

Tổ chức Ujamaa khích lệ các cậu bé có đủ dũng cảm để ngăn chặn bất cứ vụ tấn công nào xảy ra. Để làm được điều này, họ dạy các em cách tiếp cận từ việc tránh xa một bạn học cùng lớp đang nói xấu một bạn gái nào đó hay la lên trước một bạn sắp tấn công bạn gái khác.

Rất nhiều cậu bé cho biết đã áp dụng những gì được dạy vào trong tình huống thật trong cuộc sống. Một HS nam 11 tuổi cho biết cậu nhìn thấy một người đàn ông dường như đang chuẩn bị tấn công tình dục một bé gái. Để giúp đỡ bé gái, cậu đã kêu lên, ném đá về phía gã đàn ông và cố gắng thu hút sự chú ý của những người thợ gần đó.

Theo nghiên cứu của ĐH Stanford (Mỹ), kết quả của chương trình hành động rất ấn tượng. Thành công của chương trình ở Kenya đã lan rộng đến Melawi và dự định sẽ tiếp tục được triển khai ở Uganda. Kết thúc mỗi lớp học, các giáo viên thường cùng HS hô to để đảm bảo tất cả các em đều rời lớp với một quyết tâm cao. Ở trường THCS St Joel, đông bắc Nairobi, giọng nói tự tin của 30 HS nữ đã lấp đầy lớp học vẫn còn bám đầy bụi: “Hãy lùi lại, tôi không để bị đe dọa đâu!”. Các em cùng đồng thanh nhắc lại theo giáo viên câu “thần chú”: “Tôi đã nói không, đừng chạm vào tôi”.

Ở phía sân bên kia, các HS nam cũng đang làm tương tự. trong trang phục áo sơ mi trắng và quần sooc màu xanh mòng két, các em đồng thanh hô to và đấm vào không khí để thể hiện quyết tâm. Nhưng lần này là một khẩu hiệu khác: “Cuộc sống sẽ thử thách tôi. Tôi phải sẵn sàng để làm điều gì mình nên làm”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.