Nhộn nhịp mùa gieo chữ trên miền đất hai sông

GD&TĐ - Huyện vùng cao Bảo Yên là cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, nơi có hai dòng sông thơ mộng, hiền hòa chảy qua - sông Hồng và sông Chảy, tạo nên một địa danh “miền đất có hai dòng sông”. 

Nhộn nhịp mùa gieo chữ trên miền đất hai sông

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội và các tiềm năng du lịch, GD của Bảo Yên đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tích đáng tự hào. Về Bảo Yên, không khí tựu trường đông vui, tíu tít của HS các cấp cùng sự chuẩn bị hối hả cho năm học mới của thầy và trò các nhà trường cho chúng tôi thấy, mùa gieo chữ đã bắt đầu nhộn nhịp ở vùng quê này…

Nỗ lực vượt khó

Cách đây 10 - 15 năm, Bảo Yên là một trong những địa phương gặp vô vàn khó khăn, thử thách về GD. Cụ thể là những điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở địa bàn các xã, các điểm trường, các cấp học còn thiếu thốn. Nhiều điểm trường, lớp học chủ yếu tạm bợ bằng tre nứa, bàn ghế, nhà công vụ, nhà bán trú cho HS còn thiếu.

Cùng với đó là đường sá đi lại ở hầu hết các xã, các thôn bản, các điểm trường chủ yếu là đường đất, phải qua suối. Những ngày mưa lớn, đường lầy lội, suối lũ khiến cho việc đến trường, đến điểm trường của thầy và trò gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một khó khăn của GD Bảo Yên trước đây đó là sự nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận nhân dân các dân tộc vùng cao về vai trò của việc học đối với sự phát triển nhân cách và định hướng nghề nghiệp cho con em mình đã dẫn đến tình trạng HS bỏ học giữa chừng, không đến lớp đúng độ tuổi diễn ra phổ biến ở các xã đặc biệt khó khăn, bản vùng cao. Đồng thời, những năm trước đây, điều kiện, hoàn cảnh gia đình của HS, đặc biệt là con em đồng bào dân tộc còn khó khăn nên nhiều em bỏ học về làm nương rẫy, bỏ học về xây dựng gia đình.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, cố gắng của các địa phương, các nhà trường, của thầy và trò, GD Bảo Yên đã khởi sắc và đạt được những thành tích đáng tự hào, góp phần làm nên những thành tích chung của huyện.

Những thành tích đáng tự hào

Bảo Yên là một trong những địa phương trong những năm gần đây đẩy mạnh các phong trào thi đua và triển khai thành công các mô hình trong GD. Điển hình như phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” đã tạo sức lan tỏa lớn trong mỗi nhà trường, mỗi cá nhân thầy cô giáo và HS. Các em HS vùng cao đã có một mái ấm vừa thân thiện, vừa gần gũi và cảm thấy gắn bó với trường lớp hơn.

Phong trào “Trường giúp trường” cùng các hoạt động giao lưu chuyên môn, nghiệp vụ, trải nghiệm sáng tạo được các nhà trường chủ động tiến hành và mang lại hiệu quả thiết thực trong sự chung tay thúc đẩy sự phát triển của GD. Những năm qua, các mô hình được nhiều nhà trường ở Bảo Yên triển khai thành công như mô hình “Trường học đa văn hóa” tại Trường THPT số 1 Bảo Yên, mô hình trường học gắn với thực tiễn tại Trường THPT số 2, THPT số 3 Bảo Yên và tại các trường THCS, tiểu học.

Bằng sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò các nhà trường, trong năm học 2016 - 2017 vừa qua, ngành GD huyện Bảo Yên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đó là nền tảng vững chắc để thầy và trò Bảo Yên sẵn sàng bước vào năm học học mới. Tính đến nay, toàn huyện có tổng số 78 trường học, trong đó có 24 trường mầm non; 29 trường tiểu học; 2 TH&THCS, 23 trường THCS với tổng số 888 nhóm, lớp, với trên 19.000 HS, 1.897 cán bộ, công chức, viên chức. Toàn huyện có 3 trường THPT, 1 trung tâm GDTX. Đội ngũ thầy cô giáo tiếp tục được tăng cường về số lượng, chất lượng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 19,4%; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 94,2%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%.

Trong năm học vừa qua, huyện có thêm 3 trường học đạt chuẩn quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 33 trường, chiếm 42,8%. Công tác xã hội hóa GD được đẩy mạnh. Trong năm học đã huy động được 15.000 ngày công 2,2 tỷ đồng để xây dựng cảnh quan, trường lớp, trang bị bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Phong trào khuyến học, khuyến tài được triển khai rộng khắp trên địa bàn các xã, thị trấn, các nhà trường, việc xây dựng trung học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập, nhân rộng điển hình về gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học được các tổ chức hiệu quả.

Sẵn sàng bước vào “mùa gieo chữ”

Trong những ngày tháng Tám, HS ở các cấp học nô nức tựu trường. Đây là thời điểm các nhà trường trên địa bàn huyện đẩy mạnh việc chuẩn bị các điều kiện để bước vào năm học mới. Công việc đầu tiên đối với các nhà trường, đặc biệt là các trường, các điểm trường vùng sâu là ổn định sĩ số HS. Điển hình tại các xã như Xuân Thượng, Điện Quan, Nghĩa Đô, Tân Tiến, Vĩnh Yên, Xuân Hòa… nơi có các điểm trường, sau hè, công tác tuyên truyền, vận động và thông báo lịch học tới tận gia đình HS được các thầy cô giáo các nhà trường tiến hành trước ngày tựu trường nhằm đảm bảo sĩ số HS sau kỳ nghỉ hè. Thời điểm này, các nhà trường cũng tu sửa lớp học, bổ sung bàn ghế, chuẩn bị các điều kiện tại nhà bán trú như chỗ phòng nghỉ, các điều kiện học tập, bếp ăn, tổ chức nấu ăn cho các em HS thuộc diện bán trú ổn định ở lại trường ngay từ những ngày đầu. Đồng thời, việc chuẩn bị đủ về sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập cho HS được các nhà trường thực hiện nhằm đảm bảo không có HS nào phải thiếu sách vở, quần áo khi bước vào năm học mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thường xuyên chấm bài và soạn giáo án điện tử, mắt của cô Nguyễn Thị Mai Hương mờ, yếu và tăng độ.

Cách bảo vệ mắt hiệu quả

GD&TĐ - Khi nhắc đến bệnh nghề nghiệp của giáo viên, nhiều người thường nghĩ đến: Khàn giọng, mất tiếng, viêm thanh quản, giãn tĩnh mạch chân do đứng nhiều.