Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp

Trung Quốc đang tích cực đàm phán để đưa bức tượng Phật chứa xác ướp của Đức Thượng Phụ Zhanggong hồi hương sau 20 năm lưu lạc nơi xứ người.

Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp
Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp - ảnh 1

20 năm trước, một bức tượng Phật đã bị đánh cắp khỏi làng Yangchun (tỉnh Phúc Kiến). Đáng nói hơn, bức tượng ngàn năm tuổi này chứa xác ướp của Đức Thượng Phụ Zhanggong. 

Ông sinh ra trong triều đại Bắc Tống (năm 960 – 1127). Sinh nhật của ông rơi vào ngày 5/10 Âm lịch và theo dương lịch năm nay là ngày 16/11/2015. Ảnh: ChinaDaily

Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp - ảnh 2 Đức Thượng Phụ Zhanggong qua đời ở tuổi 37. Dân làng đã ướp xác ông và đặt vào một bức tượng. Sau đó bức tượng này được thờ ở đền Puzhao. Sau khi bức tượng bị đánh cắp vào tháng 12/1995, dân làng đã tạo nên một bản sao thay thế và tiếp tục thờ cúng.

Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp - ảnh 3 Đến tháng 2/2015, bức tượng đột ngột xuất hiện trở lại sau hai thập kỷ mất tích tại một cuộc triển lãm của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hungary. 

Hiện tại, bức tượng thuộc sở hữu của một nhà sưu tập Hà Lan có tên Oscar van Overeem. Ông này đã mua bức tượng ở Amsterdam vào năm 1996 với giá 20.500 USD.

Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp - ảnh 4
Với mong muốn đưa xác ướp Đức Thượng Phụ Zhanggong hồi hương, đại diện cơ quan quản lý văn hóa Trung Quốc đã lên đường đến Amsterdam để đàm phán vào ngày 19/10.
Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp - ảnh 5
Nhà sưu tập Hà Lan yêu cầu rằng ông sẽ tự chọn địa điểm đặt bức tượng ở Trung Quốc và gợi ý rằng phía Trung Quốc sẽ trả cho ông một khoản tiền.
Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp - ảnh 6
Nhà sưu tập này cũng nói rằng mình có bằng chứng cho thấy bức tượng không phải thuộc đền Puzhao như khẳng định từ phía Trung Quốc, mà là thuộc một ngôi đền khác cũng ở tỉnh Phúc Kiến.

Nhìn gần tượng Phật ngàn năm chứa xác ướp - ảnh 7 Còn đại diện phía Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi hiểu rằng ông Overeem vô tình mua phải bức tượng bị đánh cắp. Phía Trung Quốc có thể sẽ chấp nhận yêu cầu về kinh tế của ông Overeem. 

Tuy nhiên chúng tôi nghĩ ông Overeem không thể lựa chọn một địa điểm khác để đặt bức tượng Phật ngoài ngôi đền Puzhao – nơi bức tượng bị đánh cắp. 

Việc bị đánh cắp và buôn lậu không thể làm thay đổi thực tế rằng chủ nhân đích thực của bức tượng là những người thờ phụng tại ngôi đền Puzhao”.

Theo Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ