Nhiều trường học trên thế giới ráo riết phòng chống virus corona

Nhiều trường học trên thế giới ráo riết phòng chống virus corona

Biện pháp bảo vệ người học

Tại Australia, các trường ĐH thuộc New South Wales, Sydney và Wollongong cho phép những sinh viên (SV) của họ đang ở Trung Quốc lựa chọn trì hoãn việc học hoặc đăng ký học muộn. Thậm chí, một số SV của Trường ĐH Sydney phải đối mặt với “tình huống đặc biệt” có thể được hoàn trả học phí.

SV quốc tế tại các trường ĐH ở tỉnh Hồ Bắc và SV Trung Quốc đang học tại các trường ĐH ở nước ngoài đã bị ảnh hưởng nặng nề, trước bối cảnh nhiều quốc gia tuyên bố sơ tán SV về nước khi dịch bệnh do virus corona gây ra đang lây lan nhanh chóng.

Tuyên bố của Bộ GD Trung Quốc được đưa ra vào ngày 28/1 cho biết, học kỳ mới tại các tổ chức GD đã bị hoãn; đồng thời không thông báo ngày bắt đầu trở lại. Người học cũng được yêu cầu không ra ngoài, không tới nơi đông người và không tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động tập trung.

Bộ GD Trung Quốc cũng công bố, các kỳ thi phân loại trình độ tiếng Anh đối với SV Trung Quốc nộp đơn vào các trường ĐH nước ngoài sẽ bị hủy bỏ trên toàn quốc trong tháng 2. Động thái này được cho là sẽ gây ra ảnh hưởng lớn tới nền GD trong năm học 2020 - 2021, dù không ít trường cho hay, SV sẽ có thể thực hiện bài kiểm tra sau đó.

Đại học Tsinghua tại Bắc Kinh - một trong những tổ chức GD hàng đầu Trung Quốc, tuyên bố sẽ trì hoãn các lớp học được lên kế hoạch bắt đầu vào ngày 17/2, nhằm giảm nguy cơ lây truyền và bảo đảm sức khỏe cho mọi SV và nhân viên. Trong khi đó, một số trường ĐH tại Hồng Kông, bao gồm ĐH Hồng Kông, ĐH Bách khoa Hồng Kông và ĐH Baptist Hồng Kông, tiếp tục gia hạn đóng cửa cho đến ngày 2/3.

Trường ĐH Duke Kun San, ở tỉnh Giang Tô cho biết đã quyết định hoãn tất cả các lớp học cho đến ngày 17/2. Trong một tuyên bố khác được đưa ra trước đó, trường ĐH này cũng cho biết: “SV cư trú trong khuôn viên trường không được phép ra ngoài trừ khi cần đến bệnh viện”.

Chính phủ các nước hành động

Mới đây, một SV Thái Lan tại Vũ Hán khẳng định, các SV hầu như không có đủ thức ăn và vô cùng lo lắng về việc bị nhiễm bệnh. Trước bối cảnh này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Busadee Santipitaks cho biết đã liên lạc với các SV và cộng đồng người Thái Lan tại Trung Quốc. Cũng theo bà Busadee, các cửa hàng tại trường ĐH “đã mở cửa như bình thường”.

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Indonesia, có 428 SV nước này tại Vũ Hán, 1.280 ở Bắc Kinh và 849 ở Thượng Hải. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết kể từ tháng 12, khoảng 90% người Indonesia học tập tại Vũ Hán đã trở về Indonesia để nghỉ Tết Nguyên đán.

Ấn Độ được cho là đã yêu cầu Trung Quốc cho phép hơn 250 SV Ấn Độ bị mắc kẹt ở Vũ Hán rời khỏi thành phố. Khoảng 700 SV Ấn Độ, chủ yếu theo học ngành y, đang ở các trường ĐH khác nhau tại Vũ Hán và các khu vực lân cận, nhưng phần lớn đã về nhà để nghỉ lễ.

Một số quốc gia khác đã sắp xếp để đưa công dân và SV từ Vũ Hán trở về bao gồm: Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Mỹ và Australia. Trong khi đó, Chính phủ Afghanistan đề nghị Trung Quốc cho phép 60 SV của mình ở lại Vũ Hán thay vì trở về.

Đối với Hàn Quốc, các tổ chức GD hàng đầu nước này như Trường ĐH Quốc gia Seoul, Trường ĐH Hàn Quốc và Trường ĐH Yonsei đang hủy bỏ hoặc xem xét hoãn các sự kiện định hướng dành cho tân SV.

Tại Trường ĐH Seoul Hàn Quốc và Trường ĐH Yonsei, các lớp học tiếng Hàn dành cho SV quốc tế đã bị hủy. Trường ĐH Ewha Woman (Seoul) thông báo đã hủy tất cả các tour tham quan khuôn viên trường. Bên cạnh đó, Bộ GD Hàn Quốc tuyên bố đang thảo luận với các trường ĐH về cách tổ chức những buổi lễ tốt nghiệp sắp diễn ra.

Mới đây, Bộ GD Singapore cho biết, HS và giáo viên người Singapore trở về từ Trung Quốc sau ngày 15/1 sẽ phải nghỉ 14 ngày kể từ khi về nước. Phát biểu với truyền thông, Bộ trưởng GD Ong Ye Kung khẳng định, thời gian nghỉ này sẽ cho phép Bộ GD giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn do đi lại trong các trường học và tổ chức. Cũng theo ông Ong Ye Kung, các tổ chức GD tại nước này sẽ không tổ chức những chuyến đi đến Trung Quốc cho đến cuối tháng 3.

Bộ trưởng GD Singapore cho biết, ký túc xá tại Trường ĐH Quốc gia Singapore, ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) và ĐH Quản lý Singapore đang bị bỏ trống và sẽ được tái sử dụng làm cơ sở kiểm dịch của chính phủ.

Theo Bộ trưởng Ong Ye Kung, các SV bao gồm cả người học quốc tế sẽ được chuyển đến những khu nhà ở khác trong khuôn viên trường. Giữa tuần qua, SV tại NTU cho biết đã được yêu cầu chuyển ra khỏi ký túc xá để đến nơi ở khác.

Văn phòng SV quốc tế của Trường ĐH Vũ Hán cho biết đã thiết lập 5 điểm kiểm tra nhiệt độ tại các lối vào thuộc khu ở của SV quốc tế; đồng thời khuyến cáo người học không rời khỏi trường hoặc tới những nơi đông người. Một SV người Bangladesh tại Trường ĐH Vũ Hán chia sẻ, các SV Trung Quốc đã đến từng phòng của ký túc xá trong trường để hỏi người học quốc tế liệu họ có bị sốt hay không. “Họ nói rằng, chúng tôi nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên”, SV này nói.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.
Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.