Nhiều sinh viên Trung Quốc không muốn quay lại Australia

GD&TĐ - Sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đang trở lại Australia học tập sau 2 năm nước này đóng cửa biên giới vì Covid-19.

Australia đang bước sang trạng thái bình thường mới.
Australia đang bước sang trạng thái bình thường mới.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên Trung Quốc, chiếm phần đông, chưa trở lại Australia với nhiều lý do khác nhau.

Chị Aisling Li đã theo học ngành Thiết kế đồ họa tại Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne, thành phố Melbourne, Australia, từ tháng 2/2022. Trên chuyến bay từ quê nhà ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đến Australia, chị Li nhận thấy hầu hết hàng ghế đều kín chỗ.

Đây là dấu hiệu cho thấy, du học sinh người Trung Quốc đang trở lại Australia học tập sau thời gian dài học trực tuyến vì lệnh cấm nhập cảnh.

Chị Li bày tỏ: Tôi muốn học trực tiếp vì học trực tuyến rất buồn ngủ nhưng tình hình dịch đã đẩy du học sinh như tôi vào thế khó. Bây giờ, tình hình đã ổn định hơn. Thành phố Melbourne đã mở cửa, người dân có thể trở lại cuộc sống bình thường và tôi cũng được lên lớp học.

Khác với Li, nhiều sinh viên Trung Quốc không muốn quay lại Australia, trong đó có Skye Cheng. Sau hai năm học trực tuyến, Skye Cheng chưa muốn trở lại thành phố Sydney.

Nữ sinh bày tỏ: Tôi không chắc lắm sẽ quay lại Australia thời điểm này vì chưa tiêm phòng. Đây là học kỳ cuối cùng của tôi và tôi có thể cân nhắc học thạc sĩ ở Melbourne hoặc Sydney sau khi tốt nghiệp.

Giống như nhiều người khác, Cheng lo ngại về làn sóng dịch bệnh mới tại Australia và tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nếu các trường lại chuyển sang dạy online, sinh viên phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách thêm nhiều quy định khác thì việc trở lại Australia không hiệu quả.

Trong khi đó, Benny Shen, 23 tuổi, đang theo học thạc sĩ tại Trường Đại học Sydney, vẫn trụ lại Australia từ đầu mùa dịch bất chấp 2 năm không thể về thăm gia đình. Khi Australia mở cửa biên giới, nam sinh cũng chưa có ý định về nước vì không thể đoán trước tình huống bất thường trong tương lai.

Ngoài ra, hiện nay việc trở về Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do thiếu chuyến bay, chi phí tự cách ly và xét nghiệm Covid-19 tương đối đắt đỏ. Shen hi vọng tình hình tại Australia được giữ ổn định giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường.

Theo Bộ Nội vụ Australia (ADHA), sinh viên quốc tế bắt đầu trở lại nước này từ tháng 12/2021. Đến nay, số lượng du học sinh nhập cảnh khoảng 75.000 người, tăng kỷ lục kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tuy nhiên, gần 1/3 số sinh viên quốc tế, tương đương 120.000 em, vẫn chưa trở lại. Trong số này, sinh viên người Trung Quốc là nhóm đông nhất với khoảng 77.000 em.

Một số cơ sở giáo dục của Australia đã cung cấp nhiều gói hỗ trợ tài chính nhằm khuyến khích sinh viên quốc tế trở lại. Đơn cử, Trường Đại học Melbourne, hiện có khoảng 21.000 du học sinh theo học trong đó phần lớn là sinh viên Trung Quốc, đã tung ra gói chuyển tiếp cho người mới nhập học. Cùng với đó là khoản trợ cấp trị giá gần 3.000 USD (khoảng 68,5 triệu đồng).

Nhưng cho đến nay, phần lớn sinh viên trở lại Australia là người Ấn Độ và Nepal. Ông Peter Hurley, làm việc tại tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Mitchell, lý giải du học sinh Ấn Độ và Nepal có khả năng tiếp cận thị trường lao động Australia nhiều hơn các nhóm khác. Chính phủ Australia đã tạo điều kiện để du học sinh 2 nước này được hoàn phí thị thực, xóa bỏ giới hạn làm việc.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.