Nhiều người bị bắt trong vụ 'phù phép' gần 4.000 xe cũ thành xe mới

GD&TĐ - Công an TPHCM bắt giữ nhiều người liên quan đường dây mua xe cũ 'phù phép' thành xe mới của hệ thống cửa hàng xe máy Tân Tiến.

Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như. (Ảnh: Công an TPHCM).
Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như. (Ảnh: Công an TPHCM).

Ngày 27/1, Cơ quan CSĐT - Công an TPHCM ra lệnh tạm giam để tiếp tục điều tra với Nguyễn Hữu Oai (34 tuổi) và Nguyễn Hữu Như (40 tuổi). Cả hai cùng ngụ xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Oai và Như có liên quan đến đường dây "phù phép" gần 4.000 xe cũ thành xe mới xuất xưởng, tung ra thị trường do Bùi Văn Tân (41 tuổi; ngụ xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) cầm đầu.

Bùi Văn Tân được xác định là chủ mưu cầm đầu. (Ảnh: Công an TPHCM).

Bùi Văn Tân được xác định là chủ mưu cầm đầu. (Ảnh: Công an TPHCM).

Cuối năm 2023, các đơn vị công an phát hiện một số hồ sơ thuộc diện đăng ký xe lần đầu có nhiều dấu hiệu bất thường; qua kiểm tra thực tế phát hiện có dấu hiệu mài, đục lại số khung, số máy nên đã tiến hành tạm giữ phương tiện để phục vụ công tác giám định.

Qua xác minh cho thấy, nguồn gốc của các xe mô tô nói trên xuất phát từ hệ thống cửa hàng bán xe máy Tân Tiến (huyện Bình Chánh, Hóc Môn) do Bùi Văn Tân làm chủ.

Khám xét khẩn cấp tại hệ thống cửa hàng và các địa điểm liên quan, công an đã phát hiện, tạm giữ: 290 xe mô tô (trong đó, có 142 xe bị đục số khung, số máy); hơn 30.000 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, máy móc, thiết bị mài, đục lại số khung, số máy và nhiều tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan.

Các thiết bị sử dụng để làm lại số máy, số khung trên các xe cũ. (Ảnh: Công an TPHCM).Các thiết bị sử dụng để làm lại số máy, số khung trên các xe cũ. (Ảnh: Công an TPHCM).Các thiết bị sử dụng để làm lại số máy, số khung trên các xe cũ. (Ảnh: Công an TPHCM).Các thiết bị sử dụng để làm lại số máy, số khung trên các xe cũ. (Ảnh: Công an TPHCM).
Các thiết bị sử dụng để làm lại số máy, số khung trên các xe cũ. (Ảnh: Công an TPHCM).

Kết quả điều tra xác định, từ năm 2021, Bùi Văn Tân đã móc nối với Lê Văn Tới tìm mua các xe mô tô không rõ nguồn gốc, không có giấy đăng ký xe từ các tiệm cầm đồ trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận hoặc từ các trang rao vặt trên mạng xã hội…

Để hợp thức hóa xe không có nguồn gốc, Tân đã thu mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đồng/phiếu.

Sau đó, Tân đưa các xe mô tô không rõ nguồn gốc đến cửa hàng sửa xe Phát Đạt (tại huyện Bình Chánh) do Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như làm chủ; thuê mài, đục lại số khung, số máy mới trùng khớp với số khung, số máy trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô đã mua trước đó. Tiền công là 1 triệu đồng/xe.

Sau khi “phù phép” xe cũ thành xe mới, Tân tung ra thị trường, bán cho khách hàng. Từ năm 2021 đến 2023, Tân đã bán 3.911 xe mô tô cho khách hàng nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Tính riêng năm 2023, đã bán ra là 1.549 xe mô tô (trong đó có hơn 600 xe mô tô bị mài đục số khung, số máy), thu lợi bất chính khoảng 15 tỷ đồng.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 12 người, gồm chủ mưu cầm đầu là Bùi Văn Tân và các đồng phạm về các tội tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Mua bán tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Cơ quan CSĐT - Công an TPHCM ra quyết định định truy nã 2 người này.

Lần lượt ngày 25/1 và 26/1, Như và Oai đầu thú tại cơ quan công an ở Long An và Đồng Tháp.

Từ trái sang phải: Nguyễn Sỹ Toàn, Nguyễn Đình Sùng, Nguyễn Thị Kiều Oanh bị khởi tố, bắt tạm giam trong đường dây "phù phép" xe cũ thành xe mới. (Ảnh: Công an TPHCM).Từ trái sang phải: Nguyễn Sỹ Toàn, Nguyễn Đình Sùng, Nguyễn Thị Kiều Oanh bị khởi tố, bắt tạm giam trong đường dây "phù phép" xe cũ thành xe mới. (Ảnh: Công an TPHCM).Từ trái sang phải: Nguyễn Sỹ Toàn, Nguyễn Đình Sùng, Nguyễn Thị Kiều Oanh bị khởi tố, bắt tạm giam trong đường dây "phù phép" xe cũ thành xe mới. (Ảnh: Công an TPHCM).

Từ trái sang phải: Nguyễn Sỹ Toàn, Nguyễn Đình Sùng, Nguyễn Thị Kiều Oanh bị khởi tố, bắt tạm giam trong đường dây "phù phép" xe cũ thành xe mới. (Ảnh: Công an TPHCM).

Từ kết quả điều tra mở rộng đến nay, Công an TPHCM nhận thấy đây là một phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới, tinh vi, được thực hiện trong một thời gian dài núp bóng dưới hình thức kinh doanh hợp pháp, phạm vi hoạt động liên quan rộng khắp cả nước;

Công an đang tập trung điều tra mở rộng, phối hợp các đơn vị, công an tỉnh, thành khẩn trương truy xét, làm rõ toàn bộ đường dây tội phạm trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.