Nhiều ngôi nhà ngiêng, nứt giữa thủ đô

Nhiều ngôi nhà ngiêng, nứt giữa thủ đô

(GD&TĐ) - Trong khi sự cố nhà nghiêng ở số 11 ngõ 20 phố Hùynh Thúc Kháng vẫn đang trong quá trình "xử lí" khắc phục, khảo sát của PV cho thấy, trên địa bàn thủ đô Hà Nội còn có rất nhiều ngôi nhà bị ngiêng, lún, nứt khác. Nếu không được xử lí kịp thời, đây sẽ là mối họa tiềm ẩn đối với cuộc sống của người dân xung quanh.

Phố nhà nghiêng

Tại phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa cũng xuất hiện nhiều ngôi nhà cũ với những vết nứt khổng lồ. Phần lớn các ngôi nhà này đều bị lún ở phần nền, bên trên mép giữa các tòa nhà với nhau cũng đã nứt ra không còn kết cấu giữ vững. Tại ngôi nhà số 82, những vết nứt này kéo dài từ tầng 1 lên tầng 3 với khoảng cách hơn 15cm.

Những vết nứt ở ngôi nhà số 113 Lạc Long Quân
Những vết nứt ở ngôi nhà số 113 Lạc Long Quân

Trong khi đó, tại đường Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy cũng có hai ngôi nhà 5 tầng xuất hiện vết nứt khá lớn, gây nguy hiểm đến người dân. Điểm tiếp giáp giữa hai tòa nhà 5 tầng số 113 và 115 bị nứt khoảng 2cm chạy dọc giữa hai bờ tường. Hai ngôi nhà lệch hẳn nhau về hai hướng. Sau khi những thông tin về vết nứt giữa hai toà nhà được phản ánh, công an phường Nghĩa Đô đã đến xác minh các vết lún lứt. Công an cũng đã thông báo với lãnh đạo quận về hiện tượng này, tuy nhiện chưa có kết luận chính thức nào được đưa ra.

Có mặt tại tòa nhà tập thể của Bộ Tư Pháp phố Kim mã thượng (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) theo quan sát của chúng tôi đây là khu nhà tập thể cũ với sơn màu vàng uế đã nhạt màu. Không chỉ bị nghiêng hẳn về phía sau mà nó còn bị lệch hẳn so với các ngôi nhà liền lề với khoảng rộng từ 30-50cm. Người dân sống trong ngôi nhà nghiêng này cho biết, họ đã báo sự việc này lên chính quyền địa phương nhiều lần song đến nay vẫn chưa nhận đựợc bất cứ sự hướng dẫn cụ thể nào. Đây là ngôi nhà này được chia làm nhiều khối khác nhau. Những vết nứt ngày một lớn dần. 63 hộ gia đình sống trong khu tập thể này đều có chung tâm trạng hoang mang, lo lắng.

Trên phố Hoàng Ngọc Phách (Đống Đa) có hai số nhà liền kề 46 và 48 nhưng bị tách rời hẳn nhau nhiều năm nay. Cả hai ngôi nhà có dân sinh sống. Tầng một của ngôi nhà 48 làm văn phòng của một công ty. “Nằm kẹt giữa hàng loạt ngôi nhà kiên cố, không hiểu sao hai ngôi nhà này lại có thể tách rời khỏi nhau. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời ngày nào đó nó sẽ kéo theo hàng loạt toà nhà khác”, một người dân ở đây nói. Theo quan sát, vết nứt chạy dọc vách giữa hai căn nhà số 46 và 48. Từ phần móng lên trần thượng của toà nhà mở dần từ 5cm đến 40cm. Bằng mắt thường nhiều người có thể thấy ngôi nhà 48 bị nghiêng hẳn về phía bên trái. Tệ hại hơn, một số ngôi nhà liền kề nhà 48 cũng có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Ban công một ngôi nhà bị võng hẳn xuống và xuất hiện những vết nứt nhỏ.

Tại ngôi nhà 4 tầng mặt tiền số 366 trên phố Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, ghi nhận của phóng viên cho thấy ngôi nhà này được sơn màu vàng đã úa màu, có các vết nứt. Ở tầng 1 của ngôi nhà cũng được trưng dụng làm shop thời trang, bán buôn bán lẻ. Độ rộng của những vết nứt này là khá lớn. Càng quan sát kỹ càng thấy được ngôi nhà nó đã tách hẳn một phần phía trên từ tầng 3-4 không còn gắn kết với ngôi nhà kế bên. Ước lượng độ rộng những chỗ nghiêng này rộng từ 7-10cm. Thông tin của người dân nơi đây cung cấp cho biết, ngôi nhà này được xây dựng trên nền ao hồ được san lấp lại và xây dựng từ năm 2000. Trước năm 2009 đây là ngôi nhà 3,5 tầng sau này chủ ngôi nhà mới xây dựng thêm lên 5 tầng. Theo quan sát của chúng tôi, ở mặt sau ngôi nhà này đã nghiêng về một phía để lại một khoảng trống rộng nằm tách với ngôi nhà cao tầng kế bên.

Ngôi nhà nghiêng ở số 366 ở phố Cầu Giấy
Ngôi nhà nghiêng ở số 366 ở phố Cầu Giấy

Thanh tra chất lượng các công trình xây dựng

Theo tìm hiểu của phóng viên, những ngôi nhà ở trên các phố có dấu hiệu bị nứt và nghiêng là do được xây dựng trên nền địa chất yếu. Trong quá trình xây dựng do kết cấu công trình không được đảm bảo nên mới xảy ra hiện tượng này. Đây là tình trạng chung của nhiều tập thể cũ có tuổi từ 15-20 năm.

Đánh giá về chất lượng công tác khảo sát, thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn TP Hà Nội, Phó Chủ tịch TP Hà Nôi, ông Phí Thái Bình cho rằng, có nhiều công trình còn gây lãng phí, xuống cấp nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác, sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức về trách nhiệm trong việc quản lí chất lượng công tác khảo sát, thiết kế xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng (chủ đầu tư, đơn vị quản lí dự án, nhà thầu tư vấn xây dựng) còn chưa đầy đủ. Công tác khảo sát chưa thực hiện đúng quy trình, thiết kế không phù hợp, việc áp dụng các quy chuẩn xây dựng không đồng bộ, xử lí vi phạm chưa nghiêm minh...

Để khắc phục tình trạng này, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu: Sở xây dựng Hà Nội phải có trách nhiệm mở các lớp tập huấn, tuyên truỳen về tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến khảo sát thiết kế, xây dựng công trình; Tổ chức xây dựng, hướng dẫn quy trình quản lý, nội dung kiểm tra và xử lí vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề; Phối hợp với các Sở quản lí công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức việc kiểm tra và xử lí theo thẩm quyền các vi phạm trong công tác quản lí chất lượng khảo sát , thiết kế cập nhật định kỳ; Chỉ đạo chánh thanh tra Sở xây dựng lập kế hoạch thanh tra chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

Ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: Hà Nội nhiều hồ ao, kênh mương bị lấp, nhiều công trình nằm trên nền móng không đồng chất. Điều đó có nghĩa là một nửa tòa nhà có thể nằm trên đất chắc, phần còn lại nằm trên đất bùn, kết cấu yếu. Trước đây, người dân xây nhà 1 đến 2 tầng trên nền này thì không sao. Hiện nay, nhà cao tầng đua nhau mọc lên nhưng tính toán địa chất công trình chưa hợp lí, thậm chí nhà dân xây dựng cũng không quan tân đến vấn đề này. Điều đó dẫn tới việc đất ở dưới không đồng chất nhưng lại làm hai phần móng giống nhau dễ bị sụt lún kéo đổ cả tòa nhà.

Phong Vân

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.