Nhiều kỷ lục quốc gia và kỷ lục đại hội được phá

Nhiều kỷ lục quốc gia và kỷ lục đại hội được phá

(GD&TĐ) - Chiều ngày 22/12, các nội dung thi đấu chung kết môn Lặn: Vòi hơi chân vịt (VHCV), khí tài, chân vịt đôi (CVĐ) và VHCV tiếp sức, ở cự li 50m, 100m, 400m và 800m đã kết thúc với nhiều kỷ lục mới được xác lập ở thành tích khá cao.

Các nữ VĐV đang xuất phát cự ly 50m Vòi hơi chân vịt.
Các nữ VĐV đang xuất phát cự ly 50m Vòi hơi chân vịt.

Ở nội dung thi đấu 100m CVĐ nữ, VĐV Võ Thị Đài Trang (đơn vị Thanh Hóa) đạt HCV ở thành tích 49 giây 48; phá bỏ mức kỷ lục quốc gia 51 giây 44 của VĐV Dương Thị Huyền Trang (Hà Nội) lập cách đây 5 tháng (7/2010). Đặc biệt, ở nội dung thi đấu 800m Khí tài nữ, VĐV Phan Thị Kim Dung (Đà Nẵng) đã xuất sắc dành HCV và đặt mức kỷ lục mới ở 6 phút 52 giây 58, khi vượt qua mức kỷ lục quốc gia cũ (7 phút 08 giây 62) do chính VĐV này lập vào tháng 9/2009. Theo đó, VĐV Nguyễn Thị Giang (Đà Nẵng) cũng đồng phá bỏ kỷ lục quốc gia để giành HCB với thành tích 7phút 04 giây 49. Và VĐV Chu Thị Minh Thùy của đơn vị Hải Phòng đã vượt qua kỷ lục đại hội (6/2006, là 7 phút 14 giây 87) với thời gian 7 phút 12 giây 18 để dành HCĐ.

Niềm vui được nhân lên, khi 2 nam VĐV Nguyễn Văn Long và Đặng Minh Hiếu (Đà Nẵng) cùng đồng thời phá bỏ mức lỷ lục quốc gia ở nội dung thi đấu 400m Khí tài. VĐV Nguyễn Văn Long xác lập mức kỷ lục mới ở thời gian 2 phút 51 giây 53, còn người đồng đội của anh-Đặng Minh Hiếu vui mừng dành HCB với thành tích 2 phút 53 giây 69. Do thua kém người về nhất gần 3 giây, VĐV Đỗ Viết Thông (Quân đội) buộc phải nhận HCĐ.

VĐV Nguyễn Văn Long (Đà Nẵng) HCV cự ly 400m Khí tài nam, phá bỏ kỷ lục quốc gia (9/2006).
VĐV Nguyễn Văn Long (Đà Nẵng) HCV cự ly 400m Khí tài nam, phá bỏ kỷ lục quốc gia (9/2006).

Tại chung kết nội dung 100m CVĐ dành cho nam VĐV, đơn vị TP.HCM dành được thêm 2 huy chương do 2 VĐV Nguyễn Nhất Tú (1HCV) và Nguyễn Ngọc Quang (1HCB) mang về. Tiếp đến, trong nội dung thi 800m VHCV tiếp sức của nam, đơn vị Tây Ninh xuất sắc vượt qua 4 đơn vị khác dành HCV đồng đội, HCB dành cho đơn vị Hà Nội, còn HCĐ trao cho đơn vị TP.HCM.

Cũng tại ĐH, môn bóng chuyền có 18 đội bóng tham dự.  Trong đó, có 11 đội nữ chia thành 2 bảng A (gồm 6 đội: Hà Nội, PVOIL Thái Bình, Thanh Hóa, TP.HCM, Hưng Yên, Quảng Ninh), bảng B (gồm 5 đội: Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Long An, Phú Thọ, Quân Đội) và 7 đội bóng chuyền nam (Bảng C: Quân Đội, Bình Dương, Long An, Bộ Công An, Hà Nội, Khánh Hòa, TP.HCM). Sau 6 ngày thi đấu (từ ngày 17/12 đến 22/12), trải qua 28 trận (nữ:16 trận, nam: 12 trận) theo hình thức vòng tròn tính điểm.

Những pha bóng tấn công sắc nét của đội Bộ Công An (áo vàng).
Những pha bóng tấn công sắc nét của đội Bộ Công An (áo vàng).

Đến nay (hết ngày 22/12), ở môn bóng chuyền nữ, đang dẫn đầu bảng A là 2 đội bóng TP.HCM và PVOIL Thái Bình đều có tổng số 6 điểm, sau 3 trận đấu toàn thắng. Còn ở bảng B, cùng dẫn đầu là 3 đội Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Quân Đội sau 2 vòng đấu với tổng số 4 điểm. Ở bảng C của 7 đội nam, sau 16 lượt trận, đội Long An đang dẫn đầu sau 4 trận toàn thắng với tổng số 8 điểm. Cùng số trận đấu nhưng chịu để thua 1 trận, đội Quân Đội đành chấp nhận xếp thứ hai với 6 điểm.

Theo nhận định của ban tổ chức, môn bóng chuyền tại Đại hội lần này diễn ra sôi nỗi và đầy kịch tính ngay từ những trận đầu của vòng bảng. Chứng tỏ rằng, chất lượng và trình độ của các đội tham gia có nhiều tiến bộ vượt bậc. 

Phan Đại Thắng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ