Nhiều gói thầu chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu bị ‘đội giá’

GD&TĐ - Cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh và thông tin về việc nhiều gói thầu phòng chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh có có dấu hiệu bị “đội giá”.

Một số thiết bị tại các gói thầu do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán cao bất thường với tổng số tiền chênh lệch lên tới hơn 41 tỷ.
Một số thiết bị tại các gói thầu do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán cao bất thường với tổng số tiền chênh lệch lên tới hơn 41 tỷ.

Một số thiết bị tại các gói thầu do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán cao bất thường với tổng số tiền chênh lệch lên tới hơn 41 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều gói thầu do các bệnh viện làm chủ đầu tư cũng có tổng số tiền chênh lệch lên tới gần 40 tỷ đồng.

5 ngày, tiền chênh lệch do tăng giá là 4,2 tỷ đồng

Liên quan tới việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin và thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh (thời kỳ từ 01/01/2020 đến 31/12/2021), tài liệu của GD&TĐ cho thấy, cơ quan chức năng đã chỉ ra nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Theo tài liệu mà GD&TĐ có được, cơ quan chức năng đã phát hiện một số gói thầu có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh, mua bán qua nhiều khâu trung gian để nâng giá bán cao bất thường.

Chi tiết hơn, 4 nhà thầu cung cấp một số loại trang thiết bị y tế thuộc các gói thầu do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư có giá trúng thầu cao bất thường so với giá vốn nhập khẩu. Trong số này phải kể đến mặt hàng Máy X- quang di động DR (được hãng Philip – Hà Lan sản xuất) do Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ kỹ thuật TNT trúng thầu (thuộc Gói thầu số 03).

Kết quả xác minh cho thấy, giá trúng thầu mặt hàng này cao gấp 4,67 lần so với giá vốn nhập khẩu (bao gồm giá CIF và các loại thuế, phí khi nhập khẩu) với giá trị chênh lệch lên đến gần 19 tỷ đồng.

Tương tự, một số gói thầu mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm và thuốc chữa bệnh Covid-19 có sự mua bán qua nhiều khâu trung gian, chênh lệch lớn giữa giá trúng thầu với giá vốn nhập khẩu hoặc giá bán của nhà sản xuất đối với hàng hóa sản xuất trong nước.

Điển hình như tại gói thầu “Mua sắm kit hóa chất dùng trong xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR” do Bệnh viện Nhi Đồng 1 làm chủ đầu tư, sản phẩm kit tách chiết axit Nucleic Virus do QiaGen GmbH/Đức sản xuất của Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông là nhà thầu, có giá trúng thầu cao gấp 2,59 lần so với giá vốn nhập khẩu, với giá chênh lệch gần 6,7 tỷ đồng.

Tại gói thầu mua thuốc Generic điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà (lần 1) do Bệnh viện Nhi Đồng 1 làm chủ đầu tư, đối với mặt hàng thuốc Xelostad 10mg, bệnh viện mua 300.000 viên của Công ty CP Gonsa với giá 35.000 đồng/viên. Tuy nhiên Công ty CP Gonsa lại mua thuốc của Công ty TNHH GSPHARM với đơn giá 21.000 đồng/viên.

Lực lượng y tế thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh năm 2021.

Lực lượng y tế thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh năm 2021.

Thực tế thuốc này do Công ty TNHH liên danh Stellpharm – chi nhánh 1 sản xuất, Công ty TNHH GSPHARM cũng chỉ là một đơn vị trung gian. Như vậy, chỉ tính một khâu trung gian mua, bán của nhà thầu là Công ty CP Gonsa, trong thời gian rất ngắn (5 ngày) số tiền chênh lệch do tăng giá là 4,2 tỷ đồng…

Còn tại các gói thầu mua sắm 20.000 test xét nghiệm chống dịch Covid-19 lần 1 theo hình thức chỉ định thầu rút gọn; gói thầu mua sắm sinh phẩm – hóa chất xét nghiệm điều trị và phòng chống dịch năm 2021 theo hình thức chỉ định thầu rút gọn và gói thầu mua sắm sinh phẩm – hóa chất xét nghiệm – hóa chất sát khuẩn và oxy y tế cho phòng chống dịch năm 2021 do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới làm chủ đầu tư. Công ty TNHH Khoa học Kỹ Thuật Kiến Đức là đơn vị trúng thầu và cung cấp nhiều loại vật tư, hóa chất.

Tuy nhiên, theo tài liệu mà GD&TĐ có được, các vật tư, hóa chất này do hãng Roche Diagnostics International Ltd và hãng Tib MolBiol, Đức sản xuất, Công ty TNHH Roche Việt Nam nhập khẩu, Công ty TNHH MTV Vimedimex Bình Dương và Công ty TNHH DKSH Việt Nam bán cho Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Kiến Đức.

Kết quả xác minh cho thấy, sản phẩm LC Multi RNA Virus Master 200 có giá trúng thầu cao gấp 2,16 lần so với giá vốn nhập khẩu với giá trị chênh lệch gần 4,5 tỷ đồng. Sản phẩm LightMix Modular Wuhan CoV RdRP-gen có giá trúng thầu cao gấp 2,84 lần so với giá vốn nhập khẩu với giá trị chênh lệch hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, sản phẩm LightMix SarbecoV E-gene plus EAV Control giá trúng thầu cao gấp 2,89 lần so với giá vốn nhập khẩu với giá trị chênh lệch gần 15 tỷ đồng.

Có thể thấy, chỉ riêng 3 sản phẩm mà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mua đã cao hơn giá vốn hơn 20 tỷ đồng. Trường hợp tính chung tất cả các sản phẩm tại các gói thầu do các Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, số tiền chênh lệch được chỉ ra lên tới gần 40 tỷ đồng.

Có dấu hiệu thông thầu

Ngoài các gói thầu có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh, mua bán qua nhiều khâu trung gian để nâng giá bán cao bất thường như trên, cơ quan chức năng còn phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại một số gói thầu, cần phải xem xét, xử lý theo quy định.

Cụ thể, theo tài liệu mà GD&TĐ có được, 2 gói thầu mua khẩu trang y tế, trang phục phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) làm chủ đầu tư, qua thanh tra đã phát hiện chủ đầu tư xác định giá gói thầu trái quy định, có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng với số tiền thiệt hại hơn 6,3 tỷ đồng.

Hai gói thầu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư được xác định có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại hơn 6,3 tỷ đồng.

Hai gói thầu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư được xác định có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại hơn 6,3 tỷ đồng.

Có 2 gói thầu mua sinh phẩm xét nghiệm do Bệnh viện Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp làm chủ đầu tư, qua thanh tra đã phát hiện chủ đầu tư có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây thiệt hại ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, số tiền thiệt hại nhỏ, chưa đủ cơ sở để kiến nghị xử lý hình sự nên được cơ quan chức năng đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh cần chỉ đạo xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân theo quy định.

Đặc biệt, cơ quan chức năng còn xác định có dấu hiệu nhà thầu Công ty BBA và nhà thầu Công ty BNC thông thầu, vi phạm quy định của Luật Đấu thầu tại 2 gói thầu “Mua sắm Bộ trang phục phòng chống dịch cấp 1 năm 2021 (7 món)” do Bệnh viện Từ Dũ làm chủ đầu tư và gói thầu “Mua sắm vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch và điều trị dịch Covid-19 lần 10 năm 2021 (4 món)” do Bệnh viện Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư.

Chuyển Bộ Công an điều tra nhiều vụ việc

Cơ quan chức năng đã chuyển 2 vụ việc có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước (được quy định tại điều 222 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) tại HCDC đến Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định.

Đồng thời, chuyển thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (được quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các vụ việc có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán cao bất thường đến Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quân đội Israel khiến Gaza đổ nát.

Chiến tranh thế giới thu nhỏ

GD&TĐ - Chưa từng có về quy mô và thời gian, cuộc chiến tranh hỗn hợp Israel-Hamas có thể dễ dàng leo thang thành 'Chiến tranh thế giới thu nhỏ'.