Nhiều cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp với ngành Thương mại điện tử

GD&TĐ - Tại Hội thảo “Giảng dạy, học tập và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Thương mại điện tử" do ĐH Công nghệ TPHCM tổ chức ngày 18/6. Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho biết nhu cầu nhân lực ngành này rất lớn.

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ký kết hợp tác.
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ký kết hợp tác.

Nhu cầu nhân lực cao 

Tại Việt Nam, Thương mại điện tử  là lĩnh vực khá mới  nhưng có tốc độ phát triển nhanh và dần chiếm lĩnh thị phần của nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Theo phân tích về thị trường Thương mại Điện tử năm 2021 của Reputa, dịch bệnh Covid-19 đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thị trường Thương mại Điện tử tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 và làm bàn đạp cho nhiều đột phá mới trong tương lai. Thương mại điện tử (TMĐT) đang nổi lên như một trụ cột tăng trưởng cho kinh tế số của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Năm 2021, TMĐT Việt Nam có những điểm sáng và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng. Theo đó, TMĐT giữa doanh nghiệp với các cá nhân (B2C) Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 16 - 17%, đạt mốc 13,7 tỷ USD, chiếm gần 6% tổng mức tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), dự báo năm 2022, TMĐT tiếp tục phát triển và tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới và đến năm 2025, quy mô TMĐT Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị trường TMĐT có quy mô lớn thứ 3 khu vực ASEAN.

Nhìn nhận sự tăng trưởng ấn tượng của TMĐT tại Việt Nam thời gian qua, ông Nguyễn Nam – Giám đốc quản trị nguồn nhân lực - Công ty cổ phần FADO Việt Nam - FADO GROUP cho biết, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này rất cao và có nhu cầu tuyển dụng lớn.

PGS.TS Trần Văn Tùng- Trưởng khoa Tài chính Thương mại và đại biểu tại hội thảo.
PGS.TS Trần Văn Tùng- Trưởng khoa Tài chính Thương mại và đại biểu tại hội thảo.

Theo Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, quy mô thị trường TMĐT đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm. Doanh số TMĐT B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. 

"Hiện nhân lực ngành TMĐT chủ yếu phân bổ ở các đô thị lớn khi TP.HCM chiếm 42,58% nhân lực, TP Hà Nội chiếm 26,70%. Đối tượng tham gia vào hoạt động TMĐT đến từ 27 ngành nghề nhưng phổ biến nhất là CNTT- Viễn thông (7,5%) và Thiết bị điện tử (7%).

Tốc độ phát triển nhanh của ngành TMĐT kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao. Tuy nhiên, theo Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2021 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), trong nhiều năm liền, nguồn nhân lực cho TMĐT và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, luôn là vấn đề lớn. Do vậy, đào tạo chính quy dài hạn tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trở thành “cứu cánh” cho nhân lực của TMĐT"- ông Nam chia sẻ.

Triển vọng nghề nghiệp tốt

Theo ông Trần Văn Trọng - Tổng thư ký VECOM, kết quả khảo sát của VECOM tại Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2021 cho thấy, tỷ lệ DN có lao động chuyên trách về TMĐT lại giảm nhiều so với các năm trước, một phần cũng do tác động lớn của đại dịch và áp lực về tài chính nên việc cắt giảm biên chế và kiêm nhiệm nhiều vai trò được các công ty triển khai để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.

Xét về quy mô, nhóm các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT chỉ bằng một nửa so với nhóm các DN lớn. Nghệ thuật - vui chơi - giải trí và Thông tin - truyền thông là hai lĩnh vực có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao nhất, lượt là 45% và 42% trên tổng số DN tham gia khảo sát trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Tiếp theo là lĩnh vực hoạt động tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (38%) và hoạt động chuyên môn - khoa học - công nghệ (31%).

"Kết quả khảo sát của VECOM cũng cho thấy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xu hướng DN gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và công nghệ thông tin ngày càng tăng. Vì vậy, việc đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này theo hình thức chính quy và không chính quy đều là những vấn đề lớn cần được quan tâm trong giai đoạn tới"- ông Trọng chia sẻ.

Trao học bổng cho sinh viên Khoa Tài chính Thương mại vì có thành tích học tập xuất sắc.
Trao học bổng cho sinh viên Khoa Tài chính Thương mại vì có thành tích học tập xuất sắc.

Để thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Khoa Tài chính thương mại HUTECH được tốt hơn, tại hội thảo lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã diễn ra.

Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thanh Phương – Phó Hiệu trưởng HUTECH cho biết, việc chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Điện tử Việt Nam là vinh dự, cơ hội  tốt để HUTECH được chia sẻ những thông tin, việc làm trong ngành TMĐT; nâng cao kỹ năng, kiến thức cho sinh viên nhằm cung ứng nguồn nhân lực đúng nhu cầu cho các doanh nghiệp trong Hiệp hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.