Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân, Trung Quốc phản ứng mạnh

GD&TĐ - Trung Quốc lên án quyết định của Nhật Bản trong việc xả nước nhiễm triti từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển. Nước này cho rằng Tokyo “không được” làm như vậy mà không có tham vấn.

Ảnh chụp từ trên không cho thấy các bể chứa nước đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị sóng thần ở thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima.
Ảnh chụp từ trên không cho thấy các bể chứa nước đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị sóng thần ở thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima.

Hôm nay (13/4), Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “Nhật Bản đã không sử dụng hết các phương pháp xử lý an toàn mặc dù có những nghi vấn và sự phản đối trong và ngoài nước”. Bộ này cho rằng quyết định của chính phủ Nhật Bản trong việc xả hơn 1 triệu tấn nước thải ra đại dương là “cực kỳ thiếu trách nhiệm”.

Điều này sẽ “gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn của cộng đồng quốc tế cũng như lợi ích quan trọng của người dân các nước láng giềng” – Bắc Kinh cho biết – “Nhật Bản “không được tiến hành xả thải ra biển khi chưa được phép và cho đến khi có sự tham vấn, thỏa thuận đầy đủ với các nước quan tâm khác nhau và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Chính quyền Tokyo thông báo sẽ cho phép xả nước thải có chứa đồng vị phóng xạ hydro tritium từ các bể chứa ở Fukushima ra đại dương trong 1 hoặc 2 năm.

Nhà máy điện hạt nhân Dai-ichi ở tỉnh Fukushima đã phải hứng chịu sự cố tan chảy sau trận động đất 9,0 độ richter và sóng thần cao 15 mét vào tháng 3/2011. Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ tai nạn Chernobyl năm 1986 ở Liên Xô.

Nhà điều hành của nhà máy trên là Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) dự kiến sẽ hết dung lượng lưu trữ sớm nhất là vào mùa thu năm 2022. Theo TEPCO, nước có chứa triti đã được xử lý trong một quy trình loại bỏ các chất phóng xạ khác, bao gồm cả stronti và cesium. Tuy nhiên, Nhật Bản cho biết không có cách nào thực tế để loại bỏ triti khỏi nước và IAEA đã đồng ý cho loại bỏ nước thải này ra đại dương.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.