Nhật Bản – Trung Quốc: Đảo nhỏ, tranh chấp lớn

Nhật Bản – Trung Quốc: Đảo nhỏ, tranh chấp lớn

(GD&TĐ) – Thống thống Tokyo muốn mua chúng, Đài Loan muốn lấy chúng lại và Trung Quốc coi việc lấy lại quần đảo là một ưu tiên của quốc gia. Tuy nhiên, đối với gia đình ông Kurihara thì quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku này chỉ là một phần đất mà họ muốn bán.

This picture shows three of the five islands that make up the disputed Senkaku or Diaoyu islands located in the East China Sea.
3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Đông Hải 

“Xung đột đang ngày càng leo thang” ông Hiroyuki Kurihara – đại diện sở hữu quần đảo nói với hãng tin AFP trong một cuộc phỏng vấn về quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, nơi những người Nhật đã đặt chân lên vào hôm qua (19.8) sau hành động tương tự của những nhà hoạt động Trung Quốc. Tất cả 14 người Trung Quốc liên quan tới hành động trên đều đã bị trục xuất thứ 6 tuần trước. 

“Chúng tôi lo rằng chính phủ không thể đối phó được với tình hình về quần đảo” – ông Kurihara nói.

Gia đình của ông Kurihara là chủ sở hữu hợp pháp của 4 trong số 5 hòn đảo thuộc Senkadu, quần đảo cách Tokyo 2.000 km nhưng cách Đài Loan chưa tới 200km.

Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản đều nói rằng đây là một phần lãnh thổ của mình. Những hòn đảo này đang được Tokyo quản lý và cấm phát triển, không cho phép ai đặt chân lên.

Trong khi Bắc Kinh cho rằng đã kiểm soát những hòn đảo này hơn 5 thế kỷ, Tokyo lại cho rằng một doanh nhân Kyushu đã đặt chân lên hòn đảo chưa có ai sinh sống và thuộc sở hữu của ai từ cuối thế kỷ 19. Doanh nhân này là Tatsuhiro Koga, người xây dựng các nhà máy để xử lý cá và lông chim hải âu.

Do chiến tranh loạn lạc, quần đảo này bị bỏ trống và cùng với Okinawa, chúng nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ sau khi Tokyo đầu hàng cuối thế chiến thế giới thứ 2.

Khi Okinawa được trao trả lại cho Nhật vào năm 1972, những hòn đảo Senkaku được trả lại cho con trai Zenji của ông Koga.

Quanh thời điểm này, các nhà địa lý cho rằng gần đó có trữ lượng dầu và khí ga lớn, khi đó Bắc Kinh và Đài Bắc cũng bắt đầu lên tiếng cho là của mình.

Sau đó ông Koga đã quyết định bán quần đảo cho gia đình Kurihara, vốn là bạn bè lâu dài của mình với điều kiện là không được bán lại cho cá nhân nào.

Tuy nhiên, vì phải trả tiền thuế cao nếu nhóm đảo này được truyền cho thế hệ sau, gia đình Kurihara muốn bán chúng. Để tạo điều kiện, thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara đầu năm nay đã tuyên bố chính quyền của ông muốn mua những hòn đảo này. Ông đã góp được 18 triệu đô la (1,4 tỉ yên) tiền ủng hộ để mua với giá 2 tỉ yên.

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cũng cho biết chính phủ của ông cũng đang xem xét việc mua quần đảo, điều này khiến Bắc Kinh không hài lòng.

Gia đình Kurihara cho biết họ không muốn liên quan tới chính trị và không dính dáng tới tranh chấp.

Hà Châu (Theo AFP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ