Nhật Bản: Sáng tạo độc lạ với dịch vụ thuê tranh thay vì mua đứt

GD&TĐ - Nghe có vẻ hơi lạ, có lẽ vì nó chưa được làm trước đây, nhưng nếu mọi người có thể thuê quần áo hàng hiệu và trang sức đắt tiền, tại sao họ không thể làm như vậy với nghệ thuật?

Mua các tác phẩm nghệ thuật có thể trở thành một thói quen tốn kém, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không phải mua các tác phẩm nghệ thuật mà thay vào đó là thuê chúng trong thời gian dài mình muốn? Đó là tiền đề của một doanh nghiệp của Nhật Bản khi đã cho phép mọi người thuê tranh.

Casie là một dịch vụ sáng tạo kết nối họa sĩ và những người yêu nghệ thuật theo một cách hoàn toàn mới. Thay vì môi giới bán các tác phẩm nghệ thuật, nó cung cấp cho khách hàng khả năng cho thuê chúng theo tháng.

Nhật Bản: Sáng tạo độc lạ với dịch vụ thuê tranh thay vì mua đứt ảnh 1
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nghe có vẻ hơi lạ, có lẽ vì nó chưa được làm trước đây, nhưng nếu mọi người có thể thuê quần áo hàng hiệu và trang sức đắt tiền, tại sao họ không thể làm như vậy với nghệ thuật?

Rõ ràng, mô hình này mang lại lợi ích cho cả các nghệ sĩ, những người có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn từ các tác phẩm của họ trong dài hạn và khách hàng, những người có thể giữ các bức tranh cho đến khi họ chán và quyết định đổi chúng cho những bức tranh mới.

Người sáng lập Casie là Sho Fujimoto nói rằng, mô hình kinh doanh được lấy cảm hứng từ trải nghiệm cá nhân. Cha của anh là một họa sĩ đang gặp khó khăn, không tạo ra đủ doanh thu để nuôi gia đình, vì vậy họ phải dựa vào đồng lương của mẹ anh để kiếm sống.

Kinh nghiệm đã khiến Sho tập trung vào những cách phá vỡ ngành kinh doanh nghệ thuật và Casie là kết quả của điều đó.

Trong hai năm hoạt động, Casie ngày càng phát triển ổn định và nổi tiếng. Ngày nay, công ty có doanh thu trung bình hàng tháng hơn 10 triệu yên (91.000 đô la) và làm việc với một số lượng lớn các họa sĩ Nhật Bản, có người mới và cả những người có kinh nghiệm lâu năm, hầu hết họ đều vô cùng hài lòng về mối quan hệ hợp tác này.

Nếu như trước đây, nhiều nghệ sĩ phải vật lộn để bán đủ số tác phẩm nghệ thuật để kiếm sống, thì mô hình cho thuê tranh của Casie đã cải thiện mọi thứ đáng kể.

Vì giá cả phải chăng hơn trong thời gian ngắn, nhiều người sẵn sàng chi tiền cho nghệ thuật hơn, điều này khiến các nghệ sĩ trẻ tự tin hơn vào tương lai của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.