Nhật Bản: Nỗi lo thừa trường đại học

GD&TĐ - Kể từ giữa những năm 2000, số người bước sang tuổi 18 ở Nhật Bản trong 1 năm giữ ở mức ổn định khoảng 1,2 triệu. 

Nhật Bản: Nỗi lo thừa trường đại học

Điều này sẽ thay đổi khi nhóm tuổi tốt nghiệp THPT năm 2018 sẽ giảm so với năm 2017. Mặc dù đã được dự báo từ trước nhưng điều này vẫn khiến khu vực GD đại học lo lắng…

Chất lượng đào tạo giảm sút

Trong 2 thập kỉ qua, nhà cầm quyền Nhật Bản đã đau đầu đối phó với tỉ lệ sinh giảm và hệ luỵ với xã hội – cũng trong giai đoạn này chuyện trớ trêu là số trường đại học lại tăng vọt. Năm 2015, có 604 trường đại học tư (có đào tạo hệ 4 năm), tức gần 2 lần số trường của năm 1980.

Trong bảng xếp hạng các trường đại học thế giới của tạp chí Times Higher Education (THE), Nhật Bản vẫn có nhiều đại diện hơn bất cứ quốc gia châu Á nào khác nhưng đó là bởi Nhật Bản có nhiều trường ĐH hạng một – còn khoảng cách với tốp đầu so với tốp sau khá xa.

Chỉ 12 trong 69 trường đại học Nhật Bản được khảo sát có mặt trong tốp 100 các trường ĐH châu Á trên bảng xếp hạng THE 2017, ít hơn 2 đại diện so với năm ngoái. Còn trên bảng xếp hạng các trường ĐH hàng đầu thế giới thì Nhật Bản chỉ có vỏn vẹn 2 đại diện trong tốp 200.

Theo nhà nghiên cứu GD đại học Yo Ogawa thì sự sụt giảm chất lượng đào tạo của các trường ĐH Nhật có nguyên nhân từ cuộc vật lộn “cân bằng thu chi” của các trường ĐH.

Nỗi lo tuyển sinh

Việc tuyển sinh hiện nay có thể coi là thảm cảnh nếu so với “giai đoạn vàng” phát triển nóng trường ĐH ở Nhật Bản. Vào những năm 1980, các trường cao đẳng hệ 2 năm nhận thấy số lượng tuyển sinh giảm bởi nhóm đối tượng tuyển sinh chính – nữ sinh tốt nghiệp THPT – quyết định theo đuổi học đại học đã trở thành trào lưu xã hội.

Trong bối cảnh đó, nhiều trường cao đẳng này được Bộ Giáo dục cấp phép tái cấu trúc thành trường ĐH tư. Thời điểm đó điều này là tốt. Trẻ em thuộc thế hệ bùng nổ sinh nở bắt đầu tốt nghiệp THPT năm 1986, vì vậy có nhu cầu học đại học lớn. Ogawa gọi giai đoạn này là “giai đoạn nhận thưởng”. Các trường đại học tư thu học phí vô tội vạ và trường luyện thi (juku) cũng như những cỗ máy in tiền.

Các trường ĐH lại vui mừng nhận thêm một cú hích nữa khi kỉ nguyên bong bóng kinh tế kết thúc vào đầu những năm 1990. Khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, có ít công ty còn tuyển dụng lao động chỉ có bằng tốt nghiệp THPT, vì thế nhiều người trẻ cảm thấy cần tấm bằng đại học để có việc làm tốt.

Mặc dù chính phủ đã lường trước số lượng tuyển sinh sẽ giảm nhưng những năm tháng trước mắt được dự báo là vô cùng khó khăn trong việc tuyển sinh.

Trước nguy cơ “đói” sinh viên ở nhiều trường ĐH tư, chính phủ đã nới lỏng quy định cho phép các trường đại học được mở cả những ngành vốn thuộc trường nghề. Hồi những năm 1980, chỉ một trường ĐH tư duy nhất là St. Lukes được mở chương trình đào tạo y tá. Nay 1 trong 4 trường có ngành đào tạo này…

Tuy nhiên những giải pháp kiểu này chỉ mang tính tình thế và nhiều trường ĐH tư vẫn hiển hiện nguy cơ đóng cửa vì thiếu sinh viên.

Ogawa phân tích, hàng năm các trường ĐH tư đặt ra mục tiêu tuyển sinh và phải đạt ít nhất 80% mục tiêu đó; nếu ít hơn thì trường ĐH đó sẽ rơi vào báo động đỏ. Tuy nhiên hiện tại, khoảng 130 trường ĐH tư, tức khoảng 1/5 tổng số trường tại Nhật, chỉ đạt mức dưới 80%, nghĩa là nếu không đạt được số lượng tuyển sinh cần thiết thì sẽ đối mặt với phá sản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.