Nhật Bản lo lắng khi bão Hagibis cuốn trôi nhiều túi rác thải phóng xạ ở Fukushima

GD&TĐ - Hàng tấn mảnh vụn bị ô nhiễm hạt nhân đã bị đổ xuống sông Furumichi ở Nhật Bản khi siêu bão Hagibis cuốn trôi nhiều túi rác thải được bảo quản kém của Fukushima. Tuy nhiên, Bộ Môi trường nước này không nói rõ số lượng bao nhiêu.

Siêu bão Hagibis gây ngập lụt lớn ở Nhật.
Siêu bão Hagibis gây ngập lụt lớn ở Nhật.

Một lượng túi chứa đất và thực vật bị ô nhiễm từ khu vực Fukushima, đã bị cuốn trôi khỏi một kho lưu trữ ở Tamura khi dòng sông Furumichi bị ngập do mưa lớn từ cơn bão Hagibis tạo ra.

Ít nhất 17 túi đã được thu hồi, tuy nhiên 10 túi trong số đó tìm thấy trên cây dọc theo bờ sông hôm qua (16/10), đã làm đổ chất phóng xạ xuống nước. Bộ Môi trường Nhật vẫn im lặng về số lượng túi vẫn đang mất tích.

Cỏ, lá, bụi, gỗ chứa phóng xạ được thu thập trong các nỗ lực khử nhiễm độc tại khu vực Fukushima sau cuộc khủng hoảng động đất, sóng thần năm 2011. Khoảng 2.667 túi đựng vật chứa chất phóng xạ này bị bỏ lại ngoài trời mà không được che chở để bảo vệ trước mưa bão tại khu vưc lưu trữ Tamura – báo chí địa phương đưa tin. Bộ Môi trường chưa cho biết còn lại bao nhiêu túi, chỉ nói rằng “hầu hết” các túi để ở đây và một túi ở một địa điểm ngoài trời khác vẫn nguyên chỗ cũ.

“Nồng độ phóng xạ tương đối thấp và ít ảnh hưởng tới môi trường” – Bộ Môi trường nói với hãng tin Kyodo News và khẳng định không có sự gia tăng phóng xạ đo được trong khu vực nơi các túi được lưu trữ hoặc trong chính dòng sông trên.

Hagibis, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, khiến 200 dòng sông bị tràn bờ, xả lượng mưa kỷ lục ở một số khu vực. Ít nhất 74 người đã thiệt mạng do bão Hagibis, các nhóm cứu hộ vẫn đang tìm kiếm người sống sót và số người mất tích được cho là 14 người. Gần 10.000 ngôi nhà đã bị  ngập lụt và hàng trăm ngàn nhân lực đã được triển khai để tham gia cứu hộ.

3 lò phản ứng hạt nhân đã bị hỏng tại Fukushima 8 năm trước do động đất và sóng thần xảy ra ở phía đông Nhật Bản. Chính quyền nước này luôn tìm cách hạ thấp lượng bụi phóng xạ từ thảm họa Fukushima và cho biết có kế hoạch “pha loãng” nước thải phóng xạ từ nhà máy bằng cách đổ xuống đại dương khi vượt quá khả năng lưu trữ. Điều này khiến cho các nước láng giềng, ngư dân và các nhà bảo vệ môi trường lo ngại.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.