Nhật Bản: Đại dịch là cơ hội cải cách giáo dục

Nhật Bản: Đại dịch là cơ hội cải cách giáo dục

Trước tình hình này, một số học giả Nhật Bản nhận định, Covid-19 có thể là cơ hội để cải cách hệ thống GDĐH, bao gồm chuyển hoàn toàn sang GD trực tuyến và thay đổi lịch học để phù hợp với phương Tây.

Một cuộc khảo sát trực tuyến được Tổ chức Free thực hiện vào tháng 4 với sự tham gia của hơn 1.000 SV cho thấy, cứ 13 người học sẽ có một người cân nhắc rời khỏi trường vì kinh tế khó khăn.

Ngày 30/4, Free trình bày kiến nghị lên chính phủ với hơn 10.000 chữ ký yêu cầu hỗ trợ SV và kêu gọi giảm 50% học phí. Cũng trong cuộc khảo sát, 70% SV cho biết thu nhập của họ giảm mạnh do mất việc làm bán thời gian. Ngoài ra, 40% khẳng định, những người hỗ trợ họ về mặt tài chính phải đối mặt với khó khăn về kinh tế và 3,3% mất hoàn toàn nguồn tài trợ của trường ĐH. Trong cuộc thăm dò ý kiến mới đây của Free, SV sống với cha/mẹ đơn thân cho biết chỉ sinh hoạt với số tiền 70.000 yên (656 USD) mỗi tháng.

Kazutaka Kimura - thành viên của chiến dịch Free chia sẻ: “HS đã cùng nhau tham gia chiến dịch giảm học phí liên quan đến Covid-19 lần này, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy GD miễn phí sau cuộc khủng hoảng”.

Ngoài ra, những SV nước ngoài tại Nhật Bản dựa vào thu nhập từ công việc bán thời gian và thực tập cũng rất khó khăn. Thủ tướng Shinzo Abe cam kết hỗ trợ cho các SV và trường ĐH bị ảnh hưởng. Chính phủ Nhật Bản hiện dành 1,7% ngân sách quốc gia cho GDĐH, thấp hơn mức trung bình 3% trong số các nước OECD. Các trường ĐH tư nhân dựa vào học phí - chiếm 80% thu nhập của họ.

Yuji Shirakawa - PGS tại Trường ĐH quốc gia Chiba giải thích rằng, hỗ trợ của nhà nước cho SV khó khăn không phải là vấn đề mới. Bộ GD đã cung cấp tổng cộng 0,02 nghìn tỷ yên cho hơn 1,29 triệu SVĐH và người học khác trong năm 2017, tăng từ 500 tỷ yên trong năm 2002.

Covid-19 đang khiến vấn đề ngày càng sâu sắc, nhưng việc miễn học phí không phải là một khả năng ở hiện tại”, ông Shirakawa nhận định.

Trước bối cảnh này, phần lớn trường ĐH Nhật Bản không đồng ý giảm học phí, bởi điều này có thể làm giảm thu nhập chung của họ.

GS Masayuki Kobayashi - chuyên gia về chính sách GD tại ĐH JF Oberlin, coi những thách thức mới mà các trường đang phải đối mặt là cơ hội để thay đổi hệ thống. “Cải cách là cần thiết, nhưng các biện pháp được thực hiện để chống lại cuộc khủng hoảng hiện tại không nên là một nỗ lực nhằm lấp đầy chỗ trống. Sự bền vững của những phát triển mới phụ thuộc vào cam kết và nguồn lực của các trường ĐH cũng như chính phủ”, ông Kobayashi cho hay.

Giới học thuật chỉ ra rằng, Covid-19 đã buộc các trường ĐH thay đổi, bao gồm cả việc giảng dạy trực tuyến sẽ được tiếp tục cho đến cuối mùa hè. Phương pháp này được coi một cuộc cách mạng lớn cho các trường CĐ, ĐH ở Nhật Bản - nơi giảng dạy chủ yếu dựa trên phương thức trực tiếp.

Ông Kobayashi cũng dự đoán, giảng dạy trực tuyến sẽ trở nên phổ biến và biện pháp GD này sẽ khuyến khích nhiều câu hỏi, tương tác trong SV, thúc đẩy giảng dạy đổi mới và duy trì chất lượng GD cao.

Bộ GD Nhật Bản thông báo, 65,8% trường ĐH công lập và 35,9% tổ chức GD tư thục và CĐ tại nước này cho biết đã quyết định áp dụng giảng dạy từ xa.

GS Yumiko Hada - Trưởng khoa Nghiên cứu quốc tế tại Trường ĐH Kansai Gaidai, cho rằng, đây có thể là thời điểm thích hợp để thay đổi lịch học từ tháng 4 sang tháng 9, nhằm quốc tế hóa ngành GD nước này. Nhiều học giả nhận định, sự khác biệt trong thời gian học giữa Nhật Bản và các trường ĐH ở phương Tây là yếu tố cản trở các chương trình trao đổi SV.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.