Nhân viên y tế mất quả thận sau ca mổ lấy sỏi

Cắt chỉ vết mổ lấy sỏi thận lần hai, chị Thanh thấy vẫn đau nên yêu cầu bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ thông báo đã cắt thận phải của chị khi phẫu thuật.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Chị Thanh sinh năm 1984 (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) là điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức từ năm 2011 đến nay. Tháng 9/2013, chị được chẩn đoán có sỏi san hô ở thận và quyết định mổ tại bệnh viện mình làm việc.

Sau mổ vài tháng, vết mổ vẫn rỉ dịch, bác sĩ chẩn đoán vết mổ cũ có lỗ rò, bị nhiễm trùng, cần mổ lại. Ca phẫu thuật lần hai thực hiện vào ngày 1/4. 

Một tuần sau khi đã cắt chỉ, chị Thanh vẫn đau vết mổ, người mệt, huyết áp lên xuống thất thường nên đề nghị bệnh viện chụp phim, siêu âm lại để kiểm tra sức khỏe. 

Khi đó, bác sĩ điều trị mới thông báo đã cắt thận phải của chị trong quá trình phẫu thuật nhưng không thông báo ngay để "tránh sốc cho bệnh nhân và gia đình".

"Nhận kết quả siêu âm, biết chính xác mình không còn thận phải, tôi vô cùng lo lắng, hoảng sợ" - Chị Thanh cho biết. Sau đó chị Thanh ra viện, vết thương vẫn đau nên đến Bệnh viện Quân y 108 khám rồi chuyển sang Bệnh viện Việt Đức điều trị cho đúng tuyến bảo hiểm y tế. 

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức chẩn đoán chị có sỏi và khối mủ to trong hố thận, phải phẫu thuật gỡ dính sau phúc mạc, làm sạch ổ áp xe và gắp sỏi.

Hiện sức khỏe của chị Thanh vẫn chưa hồi phục. Bất bình với việc bị Bệnh viện Thiên Đức cắt thận mà không thông báo ngay, lại nghi ngờ có thể do chuyên môn của các bác sĩ tại đây, gia đình chị Thanh đã nhiều lần trao đổi với lãnh đạo bệnh viện. Bệnh viện cho rằng kíp mổ đã làm đúng chuyên môn và không có sai phạm.

Trong văn bản phản hồi của bệnh viện gửi gia đình chị Thanh, bác sĩ Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc - cho biết: Trước khi mổ lấy sỏi cho chị (lần đầu, vào tháng 9/2013), bệnh viện đã giải thích cho bệnh nhân và gia đình khó khăn của phẫu thuật có nhiều nguy cơ phải cắt thận. Gia đình vẫn đồng ý phẫu thuật. 

Sau phẫu thuật một thời gian, diễn biến vết mổ không thuận lợi: rò đường mổ, đường rò sâu vào sát thận, phức tạp, chức năng thận không còn, khả năng bảo tồn thận không thể, nên kíp mổ và ban giám đốc bệnh viện đã hội chẩn cắt bỏ thận cho bệnh nhân.

"Với lương tâm của thầy thuốc, nhằm tránh sốc cho bệnh nhân và gia đình, bệnh viện quyết định chậm thông báo việc này. Chúng tôi nghĩ rằng người bệnh cùng gia đình nên hiểu và chia sẻ" - Giám đốc Bệnh viện bày tỏ.

Tuy nhiên, vợ chồng chị Thanh cho biết, đúng là lần đầu gia đình chị đồng ý với bệnh viện, nếu cần thiết, có thể cắt thận. Lần phẫu thuật thứ hai, lo lắng cho sức khỏe, vợ chồng chị bàn bạc với nhau và dự định, nếu ca mổ khó, có thể phải cắt thận, thì sẽ chuyển lên bệnh viện tuyến trên phẫu thuật. 

Vì vậy, gia đình chị đã hỏi đi hỏi lại bác sĩ và được khẳng định lần mổ này chỉ sửa chữa vết mổ lần trước, không ảnh hưởng tới chức năng thận, không cắt thận nên mới đồng ý.

"Cái gì mất thì đã mất rồi, không thể đòi lại được. Tôi chỉ muốn làm sáng tỏ mọi việc, xem tại sao bệnh viện lại cắt thận của tôi mà không thông báo ngay, không hỏi ý kiến gia đình bởi khi tôi mổ, người nhà vẫn đợi bên ngoài. 

Có phải nhiễm trùng vết mổ do ca phẫu thuật lần đầu là nguyên nhân gây hỏng thận và bệnh viện phải cắt bỏ thận của tôi ở lần mổ 2" - Chị Thanh bày tỏ. Gia đình chị đã gửi đơn kiến nghị lên Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội để làm rõ sự việc trên.

Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội - cho biết: Đã tiếp nhận đơn khiếu nại của chị Thanh. Sở Y tế đã thu thập các văn bản, hồ sơ và sẽ làm việc với Bệnh viện đa khoa Thiên Đức để làm rõ sự việc. Theo ông Cường, Sở Y tế sẽ xem xét sự việc một cách khách quan và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.