Phụ nữ thời cổ đại đa số đều có khát vọng tiến cung, bất luận là làm phi tần hay cung nữ, chỉ cần có thể khiến hoàng đế để mắt tới, họ sẽ có cơ hội đổi đời, nhận mọi ân sủng cùng vinh hoa phú quý.
Thế nhưng từ xưa, xuất thân cực kỳ quan trọng, nếu như xuất thân trong gia đình bình thường, vào cung, những cô gái dù xinh đẹp đến đâu cũng chỉ có thể bắt đầu làm cung nữ.
Làm cung nữ, sinh hoạt vô cùng khổ cực, ăn mắng chịu đánh là điều không thể thiếu, thế nhưng có một mỹ nữ, khi nhập cung chỉ là một nô tỳ, cuối cùng lại có thể bay cao, cùng hoàng đế hợp táng.
Nàng chính là Kính Mẫn Hoàng quý phi, Chương Giai thị. Chương Giai thị xuất thân Tương Hoàng kỳ Bao y, một tầng lớp nô bộc phục vụ hoàng thất nhà Thanh, Thanh sử cảo ghi bà là con gái của Tham lĩnh Hải Khoan.
Khi nhập cung, thân phận của Chương Giai thị chỉ là cung nữ, hầu hạ người khác, mặc cho các chủ tử sai bảo, chi phối. Tuy nhiên, dù thân phận không bằng người nhưng Chương Giai thị lại ở hữu nhan sắc rất nổi bật, khí chất cũng khác biệt, không đại trà như những mỹ nhân chỉ có sắc không có hương.
Cũng bởi vậy, khi Khang Hi hoàng đế đi dạo trong vườn hoa bất ngờ bắt gặp, nhất thời đã bị Chương Giai thị hấp dẫn. Không bao lâu sau, Chương Giai thị liền chiếm được sự sủng hạnh của Khang Hi, đáng tiếc qua một đêm ân ái, Chương Giai thị vẫn không được phong vị.
May mắn thay, không bao lâu sau khi mặn nồng cùng hoàng đế, Chương Giai thị có thai. Qua 9 tháng 10 ngày hoài thai, nàng thuận lợi sinh ra thập tam hoàng tử Dận Tường lanh lợi, khỏe mạnh.
Liên tiếp sau đó, Chương Giai thị chiếm được cảm tình của Khang Hi, sinh thêm hai công chúa nữa. Thế nhưng, dù sinh hạ liên tiếp hoàng tử, công chúa, vì thân phận thấp cùng với quy chế hậu cung thời bấy giờ, Chương Giai thị vẫn không thụ hưởng phong vị nào.
Có người khi đọc tới đây, sẽ thắc mắc và nghi ngờ Chương Giai thị không được thật sự sủng ái thế nhưng ghi chép cho thấy, Chương Giai thị là một ngoại lệ. Nàng không chỉ được sủng ái, mà mức sủng ái của Khang Hi đối với Chương Giai thị không chênh lệch so với Quý phi là bao nhiêu.
Có mất ắt có được, trong khi những phi tử chính thức khác rất khó khăn để mang thai, nuôi con khôn lớn thì Chương Giai thị lại sinh đẻ thuận lợi, hơn nữa những hoàng tử, công chúa của bà đều bình an trưởng thành, sinh hoạt vui vẻ, hạnh phúc.
Có thể nói, Chương Giai thị đã sống một cuộc sống viên mãn, như ý, không những được hưởng vinh hoa phú quý, còn khiến người đàn ông đứng đầu thiên hạ phải yêu thương, sủng ái mình.
Chương Giai thị qua đời cuối năm Khang Hi thứ 38, lúc này bà mới được phong làm Mẫn Phi, khoảng 3 tháng sau, quan tài của bà được nhập lăng an táng Phi viên tẩm.
Đến khi Ung Chính lên ngôi, trân trọng em trai, ông xóa đi thân phận Bao y cho gia tộc của Mẫn Phi, lại truy tặng vượt cấp cho Mẫn phi thành Hoàng quý phi, thụy hiệu thành Kính Mẫn Hoàng quý phi, đồng thời đưa quan tài của Kính Mẫn Hoàng quý phi rời khỏi Phi viên tẩm, phụ táng Cảnh lăng, hợp táng cùng Khang Hi.
Phải biết rằng, lúc đó chỉ có hoàng hậu sau khi mất mới được hưởng đãi ngộ như vậy, mà Kính Mẫn Hoàng quý phi lại được, có thể thấy vị trí của bà quan trọng như thế nào.
Nhiều sử gia cho rằng, sở dĩ Khang Hi hoàng đế không phong vị cho Chương Giai thị là bởi muốn bảo vệ bà bình an. Nếu như thực sự lúc đó Chương Giai thị được tấn phong liên tiếp, có thể khiến nhiều phi tần khác đố kị, nói không chừng còn có thể gây nguy hiểm cho Chương Giai thị và tính mạng những hoàng tử, công chúa cho bà sinh ra.
Bởi vậy, có thể nói, không có phong vị, cũng là một loại sủng ái thầm lặng của hoàng đế thời xưa.