Nhận 3 chữ không từ Trung Quốc nhưng vì sao Ngoại trưởng Nga không lo lắng?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương đã cung cấp cho báo chí một thông tin thú vị.

Nhận 3 chữ không từ Trung Quốc nhưng vì sao Ngoại trưởng Nga không lo lắng?

Trung Quốc hiểu giá trị của quan hệ đối tác với Liên bang Nga và sẽ không đánh đổi nó để lấy "tình bạn" với Hoa Kỳ, nhận định này được viết trong một bài phân tích đăng trên ấn phẩm Sohu.

Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc, hai ông Sergei Lavrov và Qin Gang (Tần Cương) đã có cuộc điện đàm cách đây vài ngày. Theo tờ Sohu, trong cuộc trò chuyện này, nhà ngoại giao đến từ Bắc Kinh đã nói ba tiếng "không" với người đồng cấp Nga.

Các nhà báo của tờ Sohu cho biết: “3 từ không đó cụ thể là: Trung Quốc sẽ vẫn không liên kết, không đối đầu và không nhắm mục tiêu vào các bên thứ ba”.

Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đã có một cuộc điện đàm rất đáng chú ý.

Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đã có một cuộc điện đàm rất đáng chú ý.

Ban đầu nhiều chuyên gia phương Tây đã hiểu sai những lời này của ông Qin Gang và vui mừng vì cho rằng đã nảy sinh những bất đồng giữa Moskva và Bắc Kinh, bao gồm cả liên quan đến Ukraine.

Tuy nhiên theo ghi nhận của tờ Sohu, đây là cách tiếp cận sai đối với câu hỏi. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nga không nên được xem xét trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, chúng nên được thảo luận trong khuôn khổ tăng cường hợp tác chiến lược và tin tưởng lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Moskva.

“Nói cách khác, bất kể có xung đột Nga - Ukraine hay không, điều này sẽ không ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Moskva với Bắc Kinh. Phương Tây đang hiểu sai về sự hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga”, tờ Sohu nhấn mạnh.

Chính vì vậy, Nga chẳng phải lo lắng về ba từ “không” vang lên trong cuộc trò chuyện giữa ông Sergei Lavrov và Qin Gang. Các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh nước mình sẽ không hy sinh mối quan hệ tốt đẹp với Moskva, mặc dù Mỹ đang cố ép Bắc Kinh làm như vậy.

Theo các nhà phân tích của tờ Sohu, Hoa Kỳ đang đưa ra cho Trung Quốc một nhượng bộ chiến thuật: Bắc Kinh sẽ cắt đứt quan hệ với Nga và đổi lại, Washington sẽ giảm mức độ hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ đồng ý với một thỏa thuận bất bình đẳng như vậy. Những lo ngại của phía Nga về vấn đề này là không cần thiết”, ấn phẩm tiếng Trung khẳng định.

Họ lưu ý rằng nếu Trung Quốc ngừng hợp tác chiến lược với Nga và đứng về phía phương Tây, thì có lẽ Hoa Kỳ sẽ thực sự giảm các hoạt động của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, hành vi "thân thiện" này của Mỹ được dự báo sẽ chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Ngay khi mối quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh bị tổn hại, Washington sẽ quay trở lại chiến lược gây áp lực lên Trung Quốc.

Theo Sohu

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ