Nhà xuất bản đẩy mạnh phát hành thương mại điện tử

GD&TĐ - Đại dịch Covid-19 đã tác động đến nhiều ngành nghề, theo đó để tồn tại cũng như có khả năng bám trụ trước những tác động đó đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải thay đổi hình thức kinh doanh của mình.

Nhà xuất bản đẩy mạnh phát hành thương mại điện tử

Nhà xuất bản đẩy mạnh phát hành trên thương mại điện tử

Và không nằm ngoại lệ đó các doanh nghiệp phát hành, nhà xuất bản muốn trụ vững trước làn sóng covid-19 buộc phải thay đổi hình thức kinh doanh, đẩy mạnh thương mại điện tử để.

Một trong những nhà xuất bản đẩy mạnh trong việc phát triển thương mại điện tử trong những năm gần đây, đặc biệt là 2 năm 2020-2021 là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Theo đó, để đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh, học sinh và những người có nhu cầu mua sách  Nhà xuất bản giáo dục đã mở ra  trang thương mại điện tử trực tuyến Nhà Sách Số https://nhasachso.nxbgd.vn/

Theo như đánh giá của Nhà xuất bản giáo dục, năm học cũ vừa kết thúc, năm học mới chuẩn bị bắt đầu, đây cũng là khoảng thời gian mà nhu cầu tìm mua sách giáo khoa của học sinh tăng cao.

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xây dựng kênh phát hành trực tuyến Nhà Sách Số.

Nhà Sách Số chuyên cung cấp các sản phẩm như: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bổ trợ, sách giáo viên…từ lớp 1 đến lớp 12, được thực hiện với phương châm: “Mua chính thống - đặt chủ động - nhận kịp thời”.

Đặc biệt, Nhà xuất bản cam kết, giáo viên, phụ huynh và các em học sinh có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sách giáo khoa  trên Nhà Sách Số. Nhà Sách Số luôn cam kết:

Cung cấp sách giáo khoa với giá niêm yết được in sau mỗi cuốn sách.

Đảm bảo cung ứng đúng và đủ với từng nhu cầu đặt sách (bao gồm sách bộ và sách lẻ).

Trên mỗi cuốn sách giáo khoa có đầy đủ tem và mã code của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Để được hỗ trợ đặt sách, thầy/cô, phụ huynh và các em học sinh vui lòng đặt trực tiếp trên Website hoặc nhắn tin về Fanpage Nhà Sách Số.

Ngoài Website: https://nhasachso.nxbgd.vn/, phụ huynh, học sinh và thầy cô có thể vào địa chỉ  Facebook Nhà Sách Số: https://www.facebook.com/nhasachsonxbgdvn/

Để tham khảo cũng như đặt sách cho mình. Đặc biệt, nhà xuất bản cũng bố trí đường giây hotline: 19004503 để cho phụ huynh, học sinh và thầy cô có thể gọi đến nhờ giải đáp những thắc mắc, hay khó khăn của mình gặp phải trong quá trình mua hàng trên sàn thương mại điện tử.

Nhiều nhà xuất bản cũng đưa ra trợ giá.
Nhiều nhà xuất bản cũng đưa ra trợ giá.

Mua sắm online là xu thế tất yếu

Dường như trong cái nguy có cơ hội để phát triển đó là đánh giá của nhiều tiểu thương. Mọi năm, khi chưa dịch, họ thường phải lên thành phố lớn thậm chí ra tận nhà xuất bản để tìm và đặt sách mới có nguồn hàng lớn để mua.

Thế nhưng hai năm nay khi thương mại điện tử phát triển khiến cho công cuộc đặt hàng cũng như vận chuyển đỡ hơn nhiều. Chỉ cần một vài thao tác trên máy tính mình có thể đặt được lượng hàng như mình mong muốn, đồng thời được hỗ trợ chi phí vận chuyển.

Không chỉ đối với các tiểu thương mà chính phụ huynh, thầy cô cũng có thể chủ động lên các sàn thương mại điện tử đặt hàng về cho mình, theo nhu cầu của mình mà không cần chờ đợi các đại lý hay nhà phân phối giao hàng. Bên cạnh đó, giá cả trên sàn thương mại cũng khá cạnh nên khách hàng có thể tham khảo rồi sau đó lựa chọn.

Theo thống kê từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số. Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường thương mại điện tử càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường.

Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử.

Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, Việt Nam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (số liệu này năm 2016 mới chỉ ghi nhận 32,7 triệu người).

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ